Chính sách giá

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ đồ nội thất công ty TNHH giải pháp kims việt nam (Trang 36)

Chính sách giá là việc xác định mục tiêu định giá, lựa chọn các phương pháp định giá cũng như chính sách định giá phù hợp của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chính sách giá được xác định sau khi doanh nghiệp xác định được mục tiêu định giá, cầu ở thị trường mục tiêu và phân tích hàng hoá và giá cả

của đối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều phương pháp định giá, bao gồm việc định giá theo mô hình 3C;

định giá theo cách cộng lãi vào chi phí; định giá theo thoả thuận, theo giá trị cảm

nhận... Bằng cách lựa chọn một trong các định giá, doanh nghiệp đã thu hẹp khoảng giá để từ đó chọn cho mình một mức giá cuối cùng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất mà phải xây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh

chóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện

trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh về giá cả

của các đối thủ cạnh tranh.

Một chiến lược về giá mà doanh nghiệp có thể áp dụng bao gồm:

- Xác định giá cho sản phẩm mới: Đây là chiến lược về giá được soạn thảo

gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm.

- Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hoá: Trên thực tế một vài doanh

nghiệp sẽ thu được lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan điểm hình thành giá cả: xem sản phẩm chỉ là một bộ phận của danh mục sản phẩm.

- Định giá 2 phần: Chiến lược này thường sử dụng cho các doanh nghiệp

28

- Định giá theo nguyên tắc địa lý: Doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình cho khách hàng theo các khu vực địa lý.

- Chiết giá và bớt giá: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của

mình thông qua chiết giá, bớt giá để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán.

- Định giá khuyến mại: Đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động xúc tiến bán.

- Định giá phân biệt: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp với những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của các yếu

tố khác chứ không phải vì chi phí.

- Thay đổi giá: Trong nhiều trường hợp do những biến đổi của môi trường

kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải thay đổi chiến lược định giá của mình, nghĩa là chủ động thay đổi mức giá cơ bản hoặc đối phó lại việc thay đổi giá của đối thủ

cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ đồ nội thất công ty TNHH giải pháp kims việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)