Giống như quy trình xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động marketing, trước khi
tiến hành các hoạt động cải tiến, nhà quản trị marketing cần xác định rõ, cụ thể, đầy đủ, chính xác các nhiệm vụ, mục tiêu của bộ phận marketing. Các nhiệm vụ, mục tiêu này
được xây dựng dựa trên định hướng phát triển chiến lược chung của toàn Công ty trong
giai đoạn sắp tới. Cụ thể như sau:
- Tiếp tục duy trì và phát triển mạnglưới phân phối sản phẩm hiện có trên khắp cả nước
- Tiến hành nghiên cứu, xúc tiến việc mở rộng thêm thị trường cho công ty
102
của các sản phẩm trên thị trường.
Sau đây xin đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức hoạtđộng marketing cho công ty
Hình 3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động marketing đề xuất
Trong mô hình này cơ cấu tổ chức hoạt động marketing của Công ty bao gồm 3 bộ phận chính là: Bộ phận tiêu thụ, bộ phận quảng cáo và xúc tiến bán hàng, bộ phận quản lý sản phẩm và nghiên cứu marketing.
-Bộ phận tiêu thụ: Bộ phận này phụ trách các hoạt động tiêu thụ ở các khu
vực thị trường của công ty. Bộ phận này sẽ đảm nhiệm các hoạt động thăm dò, nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm trên từng khu vực thị trường. Phân tích, dự đoán
khả năng tiêu thụ cũng như mức độ hấp dẫn của từng đoạn thị trường. Tiến hành nghiên cứu các mô hình tổ chức hệ thống mạng lưới tiêu thụ, bán hàng, thực thi các
hoạt động marketing phân phối trên khu vực thị trường của công ty. Tổ chức theo
dõi, đẩy mạnh hoạt động bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
các thị trường của công ty.
- Bộ phận quảng cáo và xúc tiến bán: Bộ phận này có trách nhiệm tổ chức,
xây dựng, thiết kế các chương trình quảng cáo, lựa chọn các phương tiện và hình thức quảng cáo, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng cáo. Tổ
chức các hoạt động xúc tiến bán như: tham gia hội trợ triển lãm, tham dự cuộc thi
Phòng kinh doanh
Phụ trách nghiên cứu
và phát triển R&D Phụ trách bộ phận marketing Bộ phận quản lý sản phẩm và nghiên cứu marketing Bộ phận quảng cáo và xúc tiến bàn hàng Bộ phận tiêu thụ
103
hàng Việt Nam chất lượng cao, các hoạt động khuyến mại
- Bộ phận quản lý sản phẩm và nghiên cứu marketing: Bộ phận có trách
nhiệm phụ trách các nhóm sản phẩm chính của Công ty. Theo dõi phản ứng của
khách hàng, của thị trường với các sản phẩm mới. Thựa hiện các nhiệm vụ thiết kế
có hệ thống, thu nhập, phân tích và thông báo những số liệu và kết quả tìm được về
các tình huống Marketing cụ thể mà thị trường đặt ra cho Công ty.
Kết quả dự kiến đem lại:
-Giúp cho doanh nghiệp triển khai, vận hành hoạt động marketing dễ dàng
và thu được kết quả cao. Giúp doanh nghiệp thu nhập được khối lượng thông tin lớn, chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
-Giúp cho doanh nghiệp có được những thị trường mới, tạo lập hệ thống
kênh phân phối mới.
-Làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như quảng bá sản phẩm của
doanh nghiệp đến với mọi người tiêu dùng.
-Giúp doanh nghiệp đáp ứng và thoả mãn nhu cầu thị trường nhanh nhất, tốt
nhất.
-Giúp cho hoạt động marketing của công ty ngày càng hoàn thiện và mở
rộng. Đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp luôn có mặt ở mọi thị trường và lượng lưu kho sản phẩm luôn hợp lý.
-Làm tăng thị phần cũng như khả năng cạnh tranh của công ty với các đối
thủ cạnh tranh khác.
-Giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường.
* Công ty cần nâng cao khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết khả năng
tạo uy tín và hiệu quả thông qua chính sách tài chính hỗ trợ tối đa để có thể tiếp cận
với nguồn vốn không đến nỗi khan hiếm của các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính Việt Nam dù tiềm lực chưa lớn, nhưng nguồn vốn không phải là nhỏ và hiện
khan hiếm các dự án hiệu quả để cho vay. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh công
104
vì chưa có sự linh hoạt trong việc vay vốn từ các tổ chức và cá nhân khác nên Công
ty đã nhiều lần bỏ lỡ một số cơ hội kinh doanh lớn trong và ngoài nước. Công ty
cần lên kế hoạch để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình
- Nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính: Đặc điểm của nguồn vốn
này là có thể huy động nhanh nhưng đôi khi gặp khó khăn trong việc đăng ký thủ
tục và hàng tháng Công ty sẽ phải chi trả một khoản lãi nhất định không hề nhỏ. Như đã trình bày ở trên để có thể huy động được nguồn vốn này một cách thường
xuyên, cần phải tiếp cận và đặt mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng để họ tạo điều kiện thuận lợi cho Công tác vay vốn của Công ty.
- Nguồn tín dụng từ bạn hàng: đặc điểm của nguồn vốn này là khá hiệu quả
mà lại không tốn chi phí. Cũng giống như các ngân hàng với các bạn hàng đặc biệt
là bạn hàng lâu năm cần tạo lập mối quan hệ vững chắc và lâu dài, khi cần Công ty
có thể đề nghị họ thanh toán theo phương thức trả ngay, tránh tình trạng ứ đọng vốn
và các khoản phải thu.
- Tích cực thu hồi những khoản nợ khó đòi.
* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty
Công ty cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý: tạo điều kiện cho cán bộ
quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong
Công ty một cách nhịp nhàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng nguồn nhân lực cho bộ phận marketing nói riêng. Cụ thể như sau:
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức
kinh doanh của Công ty, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, Công việc của
các bộ phận, tránh sự chồng chéo.
- Công ty cần trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng các phương tiện
truyền tin hiện đại như sử dụng mạng máy vi tính. Cần giảm bớt việc sử dụng các phương tiện như văn bản, thư tín, các cuộc họp để truyền tin.
- Phải tiến hành bố trí đội ngũ cán bộ quản lý và lao động phù hợp. Phát hện
105
trình độ và năng lực sở trường. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, lao động trong doanh
nghiệp. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ không đủ năng lực, vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Công ty hiện nay cũng còn chi phí quá ít cho đào tạo lâu dài nguồn nhân
lực, chất lượng lao động chưa được tiêu chuẩn hóa, ảnh hưởng lớn đến chất lượng
sản phẩm và năng suất lao động của công ty. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, công
ty phải nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho Công nhân, đồng thời giảm chi phí lương trong sản phẩm. Đặc biệt, cần có chiến lược thu hút và sử dụng nhân
tài làm việc trong Công ty.
* Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp
- Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự
phát triển bền vững cho công ty:
+ Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: để đảm bảo cho
sự phát triển bền vững, Doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hoá Doanh nghiệp
chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động, không nên chỉ chạy theo
thành tích trong công việc mà còn phải quan tâm đến cả các tiêu chí khác như tuyên dương gia đình gương mẫu, tổ chức các hoạt động văn thể mỹ… các hoạt động này sẽ khuyến khích sự phát triển toàn diện của người lao động và tạo nên bầu không khí thân ái nơi làm việc.
+ Thứ hai, mô hình văn hoá Doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện
cụ thể của từng Doanh nghiệp: Chỉ khi biết khai thác những thế mạnh trong văn hoá
dân tộc và những đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh thì văn hóa doanh nghiệp mới
có thể thành công và trở thành nền tảng cho sự phát triển của Doanh nghiệp.
- Xây dựng phong cách lãnh đạo: Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa
những người lao động, giữa lao động với lãnh đạo Công ty. Lãnh đạo Công ty cần
phải sáng suốt và đưa ra những quyết định đúng đắn được sự tin tưởng và ủng hộ
của đại bộ phận cán bộ Công nhân viên, nói cách khác các quyết định của Công ty
phải trên tinh thần dân chủ bàn bạc tập trung; truyền thông giao tiếp nội bộ gồm cả
106
- Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho thành viên Doanh nghiệp:
Văn hoá Doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải do
tập thể người lao động tạo nên. Chính vì vậy, mặc dù người lãnh đạo đóng vai trò
đầu tàu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng quá trình này chỉ có thể thành công khi có sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong Doanh nghệp. Có thể có
nhiều cách để thu hút mọi người lao động quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp như
các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp với mọi thành viên mới của Doanh
nghiệp, lưu truyền tài liệu và thường xuyên trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi
mới văn hóa doanh nghiệp.
- Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Để từng
thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu
chung của công ty thì việc “nhắc nhở, làm gương” của người lãnh đạo cũng chỉ là một cách thức. Cách thức khác hữu hiệu không kém là gắn những văn bản, triết
lý… với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong Doanh nghiệp…Đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa doanh nghiệp và rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình của chúng.
+ Những hoạt động hội hè phải bảo đảm được tổ chức định kỳ và đều đặn hàng năm với mục tiêu nâng cao tinh thần Doanh nghiệp và gây dựng niềm tự hào cho mọi thành viên; thứ hai là độc đáo (có nghĩa là sáng tạo và khác biệt so với các
Doanh nghiệp khác).
+ Tham gia vào các hoạt động tập thể với Doanh nghiệp khác là cơ hội tốt để
các nhân viên cảm nhận được “bầu không khí gia đình trong Doanh nghiệp” và thấy
gắn bó hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trước những vấn đề chung.
Tăng cường đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết không
chỉ riêng với những Doanh nghiệp lâu năm và đạt được tốc độ phát triển cao. Những quan điểm cho rằng “chỉ nên chú trọng đến văn hoá khi công ty đã lớn
mạnh, đã ăn nên làm ra” là hoàn toàn phiến diện, coi văn hoá đơn thuần chỉ là đồ
107
tư cần thiết cho sự phát triển của Doanh nghiệp, không chỉ nên chú trọng đến kết
quả kinh doanh và coi những chi tiêu về văn hoá cho người lao động là phù phiếm
và tốn kém, vì đây chính là chất keo để gắn kết người lao động với công ty, tạo nền
108
KẾT LUẬN
Hoạt động mở rộng thị trường là một trong những tác động Marketing nhằm
mở rộng phạm vi thị trường cũng như phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường cần phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hành hóa của doanh nghiệp mình. Đối với Công ty TNHH giải pháp Kims Việt Nam, là một công ty có hoạt động chính là nhập khẩu và kinh doanh hàng nội thất từ thị trường Hàn Quốc, đây là những mặt hàng có đặc tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao, giá
cả cũng không thấp, do đó, công ty phải có những chính sách, sách lược đúng đắn
cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh của
mình.
Luận văn đã phân tích và đánh giá khá chi tiết thực trạng hoạt động
marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ nội thất của công ty trong giai đoạn 2010-2012 và định hướng những giải pháp hoàn thiện công tác marketing này nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty trong thời gian tới. Các
nhóm giải pháp tập trung vào 4 vấn đề bao gồm: Chính sách sản phẩm, chính sách
giá, tổ chức kênh phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra
một số giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
Tuy đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, nhưng sai
sót là không thể tránh khỏi, do đó, tác giả rất mong nhận được những sự góp ý quý
giá từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trương Đình Chiến, (2002). Quản trị kênh Marketing, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
2. PGS. TS Trần Minh Đạo, (2006). Marketing căn bản. Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Bùi Văn Đông, (2011), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Lao động.
4. Garry D. Smith, (2003). Chiến lược và sách lược kinh doanh. Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
5. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà và PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2009). Giáo trình Khoa học quản lý I, II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
6. Th.s Hồ Thanh Lan, (1999). Marketing công nghiệp. NXB Thống kê
7. PGS.TS Nguyễn Viết Lâm, (1999). Giáo trình nghiên cứu Marketing. NXB Giáo dục.
8. Dương Hữu Hạnh, (2007), Các nguyên tắc marketing trong cạnh tranh toàn cầu,
NXB Lao động xã hội.
9. PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa, (1999). Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản giáo dục
10.Philip Kotler, (1999). Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11.Philip Kotler và Fernando Trias De Bes (2006).Tiếp thị phá cách, Nhà xuất bản
trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
12.Philip Kolter (2000). Những nguyên lý tiếp thị, NXB Thống kê, Thành phố Hồ
Chí Minh.
13.Philip Kolter (2007). Bàn về tiếp thị, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
14.TS Robert W.Haas (2002). Marketing công nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
15.TS. Trần Thị Ngọc Trang và Th.S Trần Văn Thi, (2008), Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê.
16.Một số tài liệu và Báo cáo tài chính của Công ty TNHH giải pháp Kims Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012.