(1) Điểm yếu
* Về chính sách sản phẩm: Chính sách tiêu thụ của công ty còn sơ sài
chẳng hạn như các mặt hàng của công ty phân bố chưa đồng đều, chưa quan tâm đến sự khác biệt hoá sản phẩm, chưa xác định được thị trường tiêu thụ cho từng loại
sản phẩm.
* Về chính sách giá: Giá của sản phẩm của Công ty là cao hơn các đối thủ
cạnh tranh: Công ty sử dụng mức giá theo chi phí. Nên khi thị trường bên ngoài
thay đổi như giá nhập khẩu, các chi phí như giá điện, xăng dầu tăng khiến giá thành sản phẩm tăng. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chính sách về giá của Công ty.
* Về chính sách phân phối:
- Công ty chưa thâm nhập sâu vào các thị trường mục tiêu và chưa mở rộng
tiêu thụ ở các thị trường lân cận, Công ty chỉ tập trung khai thác ở thị trường truyền
thống, những đối tác đã có quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty chứ chưa đầu tư phát
hiện và mở rộng những thị trường mới có tiềm năng.
- Sự phân bổ các Showroom chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng dễ dàng cho
các đối thủ cạnh tranh nhảy vào.
- Mạng lưới phân phối của Công ty còn khá đơn giản, chủ yếu là thông qua
các Showroom ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về chính sách xúc tiến hỗn hợp:
- Công ty cũng chưa khuyếch trương được hình ảnh của mình, chưa chú
trọng vào phát triển thương hiệu có chất lượng cao.
- Hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty chưa được quan tâm thỏa đáng. Các hoạt động xúc tiến bán hàng cho sản phẩm mới chưa được chú trọng quan tâm,
81
biết tới Công ty là các khách hàng lớn, và thông tin về Công ty được giới thiệu bởi
khách hàng khác.
(2) Nguyên nhân của điểm yếu
- Tiềm năng tài chính của Công ty còn thấp so với nhu cầu. Nguồn vốn kinh
doanh của công ty còn hạn chế trong khi việc kinh doanh các sản phẩm nội thất cao cấp lại đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lại dài. Công ty đã có quan hệ
vay vốn với một số đối tác nhưng lại quá ít, vốn huy động vẫn chủ yếu dựa vào nội
bộ Công ty.
- Trách nhiệm của phòng Marketing còn chưa được phân định rõ, phòng vẫn còn tình trạng ôm đồm nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ khác ngoài marketing, do
đó công việc nghiên cứu thị trường không mang tính chuyên sâu, không đủ thông
tin và nhân lực để nắm bắt nhu cầu về thị trường trong nước cũng như việc không
cập nhật thông tin từ phía đối tác nước ngoài, đồng thời không khuyếch trương được rộng rãi những ưu điểm của Công ty đến tất cả các bạn hàng.
- Hoạt động nghiên cứu tiếp cận thị trường của Công ty còn yếu kém. Sản
phẩm của Công ty là sản phẩm truyền thống, có một thị trường khá rộng. Song chưa được quan tâm đúng mức ở khâu tiếp thị và quảng cáo sản phẩm nên đối thủ cạnh
tranh nhiều. Đây là một áp lực thường xuyên, trực tiếp của công ty, khi áp lực cạnh
tranh ngày càng lớn sẽ đe dọa đến vị trí và sự tồn tại của công ty. Nếu Công ty
không có khả năng cạnh tranh thì sự đe dọa mất thị phần là điều khó tránh khỏi.
- Công ty chưa chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư mở rộng những thị trường mới có tiềm năng
- Nợ quá hạn của Công ty còn nhiều:Công ty thường không thu được khoản
nợ đúng theo thời gian. Điều đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ và tiềm năng tài
chính để mở rộng sản xuất, phát triển thị trường.
- Công ty chưa phát huy hết tiềm năng và khả năng nội tại của công ty, do vậy chất lượng và hiệu quả kinh doanh chưa thực sự tương ứng với khả năng của
công ty và nhu cầu thị trường.
82
lao động, kể cả cán bộ quản lý ở một số bộ phận, đơn vị vẫn chưa thực sự cố gắng,
làm việc chưa hết năng lực
-Cơ cấu lao động của Công ty còn chưa cân đối, việc phân công lao động
cũng biểu hiện nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều cán bộ Công nhân viên không được
giao công việc đúng với trình độ của mình, họ không thể phát huy được khả năng
83
Chương 3
GIẢI PHÁP MARKETING
NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐỒ NỘI THẤT TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KIMS VIỆT NAM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KIMS VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI