Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 49)

5. Kết cấu của đề tài

1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở một số nƣớc Châu Âu và Mỹ: để tránh tình trạng khách hàng vay không thanh toán nợ, buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng, đe doạ giảm thu nhập, các ngân hàng sử dụng một loạt các biện pháp nhƣ sau:

Về mô hình tổ chức hoạt động tín dụng

Phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban tham gia công tác tín dụng. Có những bộ phận chuyên nghiên cứu thị trƣờng và nhu cầu khách hàng vay vốn trong từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế cũng nhƣ những rủi ro có thể nảy sinh. Có những bộ phận chuyên tiếp xúc khách hàng để bán sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu phát sinh của khách hàng. Có những bộ phận chuyên việc tác nghiệp, xử lý chứng từ. Những bộ phận chuyên môn này phối hợp công việc nhịp nhàng, linh hoạt, mang lại sự thoả mãn cao cho khách hàng và đảm bảo sự an toàn, sinh lời cho hoạt động ngân hàng.

Quy trình nghiệp vụ

Tích cực sàng lọc và giám sát đối tƣợng vay vốn, chọn ngƣời vay có triển vọng thông qua việc tập hợp thông tin và chấm điểm xếp loại khách hàng. Các ngân hàng thƣờng đa dạng hoá đối tƣợng cho vay vốn, tạo mối quan hệ lâu dài, thƣờng xuyên với khách hàng. Mặc dù cho vay có đảm bảo là thông lệ nhƣng không bắt buộc. Các ngân hàng thƣờng có chung quan điểm: “Khoản cho vay tốt nhất là khoản cho vay không có bảo đảm”. NHTM sẽ tiến hành cho vay một khách hàng mà không cần bảo đảm khi NHTM tìm hiểu kỹ khả năng tài chính của khách hàng đó, đánh giá chắc chắn đƣợc hiệu quả của dự án vay cũng nhƣ mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa NHTM và cơ chế cho vay.

Tích cực sử dụng các công cụ tài chính.

Các ngân hàng đã tiến hành chứng khoán hoá các khoản vay. Chứng khoán đƣợc phát hành trên nhiều món vay, bao gồm cho vay mua nhà, các khoản phải thu từ thẻ tín dụng, từ cho thuê xe tải và máy tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

First Boston vào tháng 10/86 đã bán 3,2 tỷ USD chứng khoán trên các khoản vay mua ô tô lãi suất thấp của công ty General Motors Acceptance.

(Theo Mishkin F.S (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2001)

Các ngân hàng thực hiện bán các khoản cho vay, thông thƣờng, ngƣời mua chủ yếu là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ hƣu trí, công ty tài chính lớn của Mỹ và Châu Âu, các quỹ tƣơng hỗ và các ngân hàng đầu tƣ lớn (Ví dụ nhƣ Merrill Lynch). Ngƣời bán chủ yếu là các ngân hàng trung tâm tiền tệ ( Ví dụ nhƣ Banker Trust Corp và Bank of America của Mỹ, ING Bank của Hà Lan). Ngân hàng thƣờng bán các khoản cho vay có kỳ hạn dƣới 90 ngày, còn những khoản cho vay có kỳ hạn dài hơn đƣợc bán theo một tỷ lệ quy định cụ thể. Các ngân hàng ngày càng sử dụng nhiều các hợp đồng tài chính tƣơng lai, hợp đồng quyền, hợp đồng trao đổi lãi suất, các công cụ tín dụng phái sinh nhƣ Hợp đồng trao đổi tín dụng, Hợp đồng quyền tín dụng, Hợp đồng trao đổi các khoản rủi ro, Trái phiếu ràng buộc.

Còn ở một số nƣớc Đông Á và Đông Nam Á, Các ngân hàng xóa nợ, bán các khoản vay khó đòi. Tại Hàn Quốc, 15 ngân hàng cỡ quốc gia đã phải xoá 2000 tỷ Won các khoản vay khó đòi. Các NHTM Nhật Bản đã bán đƣợc các khoản vay khó đòi trị giá khoảng 4000 tỷ JPY.

Các ngân hàng thắt chặt các thủ tục cho vay nhƣ quy định số lƣợng tối đa các tổ chức cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng tín dụng của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo tiền vay, tổ chức củng cố đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng ngân hàng mình.

* Ví dụ về kinh nghiệm của Citibank: (Theo Mishkin F.S (1999),

Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2001)

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Những thành công của Citigruop có sự đóng góp không nhỏ của chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Để nói lên tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro, chủ tịch Walter Wriston đã khẳng định “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lý rủi ro”.

Trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng đƣợc tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, đội ngũ nhân viên có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi tất cả các yếu tố này đƣợc hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một VĂN HÓA TÍN DỤNG hiệu quả.

Mô hình tín dụng thƣơng mại đƣợc tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 03 giai đoạn: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch.

Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay, tiến hành cho vay, đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này, trách nhiệm của các bộ phận tham gia đƣợc thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng nhƣ sau:

Ủy ban Quản lý: thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng.

Ủy ban chính sách tín dụng: thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng, quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản lý rủi ro tín dụng.

Bộ phận quản lý rủi ro: thực hiện các nhiệm vụ: lập ra chiến lƣợc kinh doanh; nhận định thị trƣờng mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dƣ nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho các nhà đầu tƣ; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro đƣợc giảm thiểu một cách thấp nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 49)