Định hƣớng và mục tiêu của Agribank chi nhánh Sao Đỏ về công

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 94)

5. Kết cấu của đề tài

4.1. Định hƣớng và mục tiêu của Agribank chi nhánh Sao Đỏ về công

tín dụng đến năm 2020

4.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh Agribank Sao Đỏ

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tƣ phát triển các phân khúc thị trƣờng đem lại hiệu quả cao .

- Phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập;

- Phát triển thƣơng hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp; từng bƣớc đƣa Agribank Sao Đỏ trở thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận đƣợc” đối với khách hàng lớn, dân cƣ có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn.

- Lành mạnh hoá tài chính, thông qua việc cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động;

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị theo tiêu chuẩn;

- Nâng cao năng suất lao động; đầu tƣ vào con ngƣời và phát triển năng lực nhân viên; tăng cƣờng đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng công nghệ thông tin;

- Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đƣa Agribank Sao Đỏ trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng hiện đại, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động;

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ;

- Xây dựng Agribank Sao Đỏ trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.

4.1.2. Định hướng phát triển công tác tín dụng tại Agribank Sao Đỏ

- Thực hiện cho vay theo chỉ đạo của Agribank trong từng thời kỳ. - Chú trọng nâng cao chất lƣợng thẩm định, chất lƣợng kiểm tra trƣớc trong và sau khi cho vay

- Tiếp tục khai thác đầu tƣ đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, tài chính minh bạch trong đó chất lƣợng tín dụng phải đƣợc quan tâm hàng đầu.

- Trích lập rủi ro đúng chế độ, thu nợ đã xử lý rủi ro triệt để theo kế hoạch của Agribank.

- Tập trung ƣu tiên vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất tƣ nhân cá thể.

- Cấp tín dụng theo phƣơng châm đảm bảo an toàn, hiệu quả theo định hƣớng phát triển kinh tế trên địa bàn. Hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Hoàn thiện cơ sở và điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý RRTD có hiệu quả. Trƣớc hết cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin phòng ngừa rủi ro và bộ phận nghiệp vụ tín dụng. Hệ thống thông tin phải đƣợc đầu tƣ, hiện đại hoá tƣơng xứng với yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng.

- Hoàn thiện qui trình giám sát và đo lƣờng rủi ro tín dụng chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng, trong đó chú trọng xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi. Thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành phân loại nợ ở các đơn vị trực thuộc theo chế độ quy định chung của Agribank và phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự phòng rủi ro.

4.2. Định hƣớng của Agribank chi nhánh Sao Đỏ về hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng đến năm 2020 rủi ro tín dụng đến năm 2020

Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới cần đƣợc chú trọng hơn trong chiến lƣợc kinh doanh của Agribank chi nhánh Sao Đỏ, trong đó các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần phải đƣợc triển khai thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc theo các hƣớng sau:

- Coi trọng chất lƣợng tín dụng hơn là mở rộng tín dụng: Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần tiếp tục chuyển hƣớng đầu tƣ, ƣu tiên cung cấp tín dụng cho các khách hàng có uy tín đối với Ngân hàng, tập trung vào các đối tƣợng là hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữ vững địa bàn chính là nông nghiệp và nông thôn. Thận trọng trong cho vay doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc. Kiên quyết không cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

- Hoàn thiện cơ sở và điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả. Trƣớc hết cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro và bộ phận nghiệp vụ tín dụng. Hệ thống thông tin phải đƣợc đầu tƣ, hiện đại hoá tƣơng xứng với yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ thông tin phải đƣợc bố trí đầy đủ và phải đƣợc đào tạo có trình độ tƣơng xứng. Các hoạt động thu thập thông tin, điều tra khách hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải đƣợc tiến hành có hệ thống, trên cơ sở liên tục cập nhật thông tin theo yêu cầu thẩm định khách hàng chặt chẽ.

- Hoàn thiện qui trình giám sát và đo lƣờng rủi ro tín dụng chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần xây dựng quy chế rà soát, phân tích, đánh giá từng khoản vay, từng nhóm khách hàng và xây dựng các khung chính sách để cán bộ tín dụng có thể xử lý linh hoạt trong công việc. Các thiếu sót trong quy trình tín dụng cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện sao cho hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót chủ quan. Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tăng cƣờng kiểm tra khâu cấp tín dụng, kiên quyết không chấp nhận gia hạn cho các khoản vay không an toàn, chú trọng kiểm tra việc thu hồi và xử lý các khoản vay đã đƣợc cơ cấu lại, đôn đốc thu hồi nợ tồn đọng. Nguyên tắc hoàn thiện quy trình giám sát và đo lƣờng rủi to tín dụng là tăng cƣờng phòng ngừa bằng thông tin, kiểm soát chặt chẽ, giao quyền xử lý linh hoạt.

- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng, trong đó chú trọng xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi. Thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành phân loại nợ ở các đơn vị trực thuộc theo chế độ quy định chung của Agribank và phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự phòng rủi ro. Việc xử lý các khoản nợ xấu phải gắn với trách nhiệm cá nhân trong giải quyết món vay theo cơ chế khoán. Phân định rõ trách nhiệm trong từng khâu của qui trình cho vay. Có cơ chế thƣởng phạt rõ ràng, kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ đồng thời cũng hạn chế sớm những rủi ro có thể xảy ra.

4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Sao Đỏ chi nhánh Sao Đỏ

4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của các văn bản pháp lý thấp nên các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hầu hết đều thiếu chính xác, thậm chí còn giả tạo. Do vậy, yêu cầu trƣớc mắt đối với Agribank chi nhánh Sao Đỏ là nỗ lực đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến quyết định cho vay. Muốn vậy, phải áp dụng các giải pháp sau:

- Quán triệt trong lãnh đạo và cán bộ tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, tránh thu thập một cách hình thức và đối phó.

- Khai thác từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chƣa thật kịp thời nhƣng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, Ngân hàng cũng nên quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong việc phải tự mình đi thu thập thông tin từ khách hàng đến vay vốn, thông tin ngoài thị trƣờng, thông tin trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông.

- Thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động tín dụng của cán bộ và Ngân hàng để lập thành các bộ hồ sơ tƣ liệu về khách hàng qua nhiều năm. Những bộ hồ sơ này là cơ sở để Ngân hàng xếp loại khách hàng và có chính sách phân biệt đối xử đúng đắn nhằm hạn chế RRTD.

Sau khi đã thu thập đƣợc thông tin cần thiết, Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần tổ chức tốt hơn khâu lƣu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin hiệu quả. Các hƣớng hoàn thiện trong lĩnh vực này là:

- Phân loại thông tin có hệ thống và lƣu giữ khoa học: Hệ thống thông tin của Ngân hàng phải đƣợc phân loại hợp lý thành: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính; thông tin tài chính (gồm: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp...), thông tin phi tài chính (gồm: tƣ cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế... của ngƣời vay, cung cầu, giá cả thị trƣờng... của đối tƣợng đƣợc cấp tín dụng)

- Yêu cầu phân loại thông tin là phải đảm bảo cung cấp thông tin thuận tiện, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc, cần phân tích cẩn thận để có thể liên kết chúng theo hệ thống lô gích, có chia xẻ lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm giúp ngƣời sử dụng tin có thể ra quyết định chính xác, tránh đƣợc các rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.

- Thông tin tín dụng phải đƣợc lƣu trữ và sử dụng theo chế độ bảo mật. Chỉ có cán bộ, bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh mới đƣợc truy cập, khai thác và sử dụng. Công tác lƣu trữ phải có khả năng cập nhật thông tin mới và loại bỏ thông tin lạc hậu nhằm mục đích giúp Ngân hàng có lƣợng thông tin đầy đủ, kịp thời, đồng thời giảm chi phí trong công tác thu thập và xử lý thông tin.

4.3.2. Đa dạng hóa phương thức cho vay nhằm san sẻ rủi ro

Để phù hợp với sự đa dạng về nhu cầu vốn của khách hàng, qui mô cho vay, đối tƣợng vay vốn và khả năng kiểm soát của ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro, Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần áp dụng nhiều phƣơng thức cho vay. Cụ thể là:

- Tiếp tục duy trì phƣơng thức cho vay từng lần: Cho vay từng lần là phƣơng thức áp dụng cho khách hàng vay vốn không thƣờng xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết, lập giấy nhận nợ. Phƣơng thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ của Agribank chi nhánh Sao Đỏ trong thời gian qua và đối tƣợng khách hàng chính là cá nhân và kinh tế hộ. Thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từn lần đã đạt đƣợc vì các khoản vay này có độ an toàn cao và số lƣợng vay trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng khá lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phƣơng thức này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Ngân hàng cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng nên tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức và các điều khoản đã ghi trong hợp đồngtín dụng. Phƣơng thức này phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp chiếm số lớn ở Hải Dƣơng. Ngân hàng cũng cần thận trọng khi sử dụng phƣơng thức này vì nó đặt ngân hàng vào vị thế rất khó giám sát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng và dễ xuất hiện rủi ro.

- Phƣơng thức cho vay theo dự án đầu tƣ: Đây là hình thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tƣ duy trì cho cả thời gian đầu tƣ của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay đƣợc giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này dễ kiểm soát việc sử dụng vốn, nên có thể hạn chế rủi ro.

- Cho vay đồng tài trợ: Trong thời gian tới số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà một ngân hàng không thể đáp ứng đƣợc sẽ có xu hƣớng tăng lên. Việc cho vay các dự án loại này thƣờng khó khăn do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trƣờng hợp này, Agribank chi nhánh Sao Đỏ nên phối hợp với các ngân hàng khác để cùng nhau liên kết trong thẩm định dự án, hợp vốn cho vay, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.

4.3.3. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đạt đƣợc mục tiêu đã định trƣớc, trong thời gian tới, Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần tích cực phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh điển trong kinh doanh tài chính: “Không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Agribank chi nhánh Sao Đỏ nên chú trọng các giải phấp phân tán RRTD sau:

4.3.3.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư

Đa dạng hoá đối tƣợng đầu tƣ là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Agribank chi nhánh Sao Đỏ phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tƣ, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhƣ nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng đƣợc phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đa dạng hoá đối tƣợng đầu tƣ, chiến lƣợc kinh doanh của Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần đƣợc xây dựng theo hƣớng:

- Đầu tƣ vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 94)