Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 88)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Những hạn chế

Qua nghiên cứu những yếu điểm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua là:

- Chất lượng của công tác thông tin phòng ngừa RRTD chưa cao. Hiện tại, Ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào thông tin chính thống từ Ngân hàng Nhà nƣớc và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của Agribank, trong khi các nguồn tin này rất không đầy đủ và sơ lƣợc. Agribank chi nhánh Sao Đỏ có tổ chức tự thu thập thông tin riêng nhƣng hoạt động này còn mang lại kết quả hạn chế do thông tin thu lƣợm đƣợc chƣa hệ thống, chƣa qua đƣợc thẩm định, xác minh, chƣa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, chƣa đƣợc sắp xếp khoa học. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp của tỉnh ngoài thì thông tin mà Agribank chi nhánh Sao Đỏ thu thập đƣợc rất ít dẫn đến kết qủa hoặc Ngân hàng không dám cho vay vốn, vì thế không mở rộng đƣợc quy mô cho vay, hoặc dễ gặp rủi ro. Các khoản tín dụng mới phát sinh dặc điểm mới cũng chƣa đƣợc cập nhật thông tin kịp thời.

- Chất lượng công tác dự báo RRTD chưa tốt. Cho đến nay Ngân hàng chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu xác định khả năng RRTD trƣớc khi cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thậm chí, đôi khi quyết định cho vay mà Ngân hàng chƣa nắm chắc thông tin về khách hàng. Có trƣờng hợp khách hàng vay của Agribank chi nhánh Sao Đỏ để trả nợ cho ngân hàng khác mà cán bộ cấp tín dụng không biết. Chi nhánh cấp tỉnh chƣa có khả năng dự báo RRTD cho chi nhánh phụ thuộc.

- Chất lượng thẩm định dự án chưa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD.

Hiện tại, công tác thẩm định mới chỉ dựa trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chƣa đƣợc Ngân hàng thẩm định lại theo cách tính toán của ngân hàng, độc lập với khách hàng nên các kết luận đƣa ra về khả năng trả nợ của dự án chƣa chính xác, do đó các dự báo RRTD dựa trên kết quả thẩm định dự án có độ tin cậy chƣa cao. Việc thẩm định các yếu tố liên quan chƣa đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, nhất là các yếu tố về thị trƣờng, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho dự án.

- Công tác thẩm định khách hàng chưa đi vào quy củ. Agribank chi nhánh Sao Đỏ chƣa thực hiện hoạt động điều tra khách hàng một cách độc lập. Số liệu để thẩm định khách hàng còn do bản thân khách hàng cung cấp, nhiều báo cáo chƣa qua kiểm toán, nên độ tin cậy thấp. Đối với khách hàng cơ trú ngoài địa bàn thì thẩm định khách hàng của Ngân hàng càng yếu kém, thậm chí Ngân hàng không kiểm soát đƣợc dòng tiền của khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng cũng chƣa đi vào phân tích chất lƣợng quản trị doanh nghiệp của khách hàng, chƣa đánh giá đƣợc phẩm chất của ban lãnh đạo doanh nghiệp... nên đã có trƣờng hợp bị khách hàng lừa đảo.

- Công tác đánh giá và đo lường rủi ro chưa đi vào thực chất. Mặc dù Agribank chi nhánh Sao Đỏ đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhƣng việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định của Agribank, chƣa phản ánh hết những biến động đặc biệt thay đổi theo các cơ chế khác của Nhà nƣớc, của địa phƣơng. Ngoài ra, khi có sự biến động về tổ chức doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng cũng chƣa kịp thời điều chỉnh bảng xếp hạng. Công tác đánh giá và đo lƣờng RRTD chƣa linh hoạt, chƣa bám sát thực tế đã làm cho Agribank chi nhánh Sao Đỏ không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay chƣa tƣơng xứng với năng lực huy động. Việc xếp loại hộ gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đình chỉ đƣợc thực hiện đối với những món vay trên 500 triệu đồng nên Ngân hàng chƣa có đƣợc chiến lƣợc lựa chọn cho vay hộ gia đình hiệu quả.

- Công tác xử lý RRTD còn bị động. Các khoản tín dụng phải hạch toán vào nhóm 5 mới đƣợc xử lý. Cung cách xử lý bị động nhƣ vậy dễ dẫn đến tích tụ rủi ro một cách nguy hiểm. Mặc dù Agribank chi nhánh Sao Đỏ chƣa gặp các vụ đổ bể lớn, nhƣng số tài sản không nhỏ còn tồn đọng đến mức phải nhờ toà án xử lý cho thấy công tác xử lý RRTD của Ngân hàng còn vấn đề.

- Bộ máy quản lý RRDT chưa hoàn thiện. Hiện tại công việc quản lý

RRTD ở Agribank chi nhánh Sao Đỏ chƣa đƣợc tách biệt thành bộ phận chuyên trách, quản lý RRTD mới chỉ là một bộ phận trong hoạt động chuyên môn của các phòng có liên quan. Đặc biệt là bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc bố trí quá ít ngƣời nên đóng góp của họ cho việc cung cấp thông tin và kiểm soát RRTD rất hạn chế. Công tác kiểm tra cũng chƣa đi sâu vào từng mảng nghiệp vụ, chƣa phân tích đƣợc các khoản vay nên chƣa có vai trò lớn trong dự báo RRTD. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chƣa thƣờng xuyên, còn mang tính chất “nể nang”, chƣa xâu sát; công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay chƣa đƣợc chú trọng;

- Kỹ năng quản lý RRTD của cán bộ chưa thành thạo. Vì quản lý

RRTD là nội dung mới nên cán bộ của Ngân hàng chƣa có kinh nghiệm. Hơn nữa, hoạt động tín dụng thƣờng trong tình trạng quá tải nên một số cán bộ tín dụng đã không đầu tƣ thích đáng thời gian cho công việc quản lý RRTD. Kế hoạch quản lý rủi ro chƣa đƣợc cụ thể hoá rõ ràng trong kế hoạch của đơn vị, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD chƣa có chất lƣợng cao và việc nghiệp vụ xử lý RRTD chƣa linh hoạt. Hoạt động thông tin, kiểm soát còn chƣa định hƣớng rõ vào mục tiêu quản lý RRTD. Nhiều cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn chƣa quen quản lý những khoản vay lớn hoặc những khoản vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên chƣa có kinh nghiệm lƣờng trƣớc RRTD trong lĩnh vực này.

3.4.3. Nguyên nhân những yếu điểm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh SaoĐỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách tài chính của Chính phủ thông qua Agribank tác động tới Agribank chi nhánh Sao Đỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của Ngân hàng trong công tác quản lý RRTD. Một mặt, Agribank chi nhánh Sao Đỏ phải cấp tín dụng theo chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng, của Chính phủ. Mặt khác, thực hiện khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân gặp thiên tai... thực trạng còn cho vay theo chính sách của Nhà nƣớc dẫn đến hai điều bất lợi cho quản lý RRTD: một là, Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, không đƣợc thẩm định và lựa chọn khách hàng vay vốn theo nguyên tắc cho vay thƣơng mại nên khả năng xảy RRTD cao; hai là, Nhà nƣớc không có chính sách bảo hiểm RRTD cho các khoản mà ngân hàng cho vay theo chính sách của Nhà nƣớc nên còn lẫn lộn giữa chức năng của NHTM và ngân hàng chính sách. Vì sự không rõ ràng này nên việc phân định đó có là RRTD hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngân hàng hay không cũng không rõ ràng, ảnh hƣởng đến kế hoach quản lý RRTD của Ngân hàng.

- Môi trƣờng kinh doanh ở nƣớc ta chƣa tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng quản lý RRTD một cách chính tắc. Trƣớc hết là môi trƣờng thị trƣờng kém phát triển. Do tính kém phát triển của nhiều loại thị trƣờng, nhất là thị trƣờng đấu giá và thị trƣờng bất động sản, nên việc dùng tài sản thế chấp và thanh lý tài sản để xử lý RRTD của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ, nhất là hiệu lực thi hành luật pháp còn thấp đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế RRTD của Ngân hàng. Ví dụ nhƣ các quyết định của toà án chậm đƣợc thi hành đã làm cho Ngân hàng không thể xử lý RRTD bằng thu hồi tài sản của con nợ, thậm chí doanh nghiệp bị tuyên án là lừa đảo Ngân hàng cũng không có biện pháp xử lý để trả nợ cho Ngân hàng. Trong bối cảnh hiệu lực pháp lý thấp, Ngân hàng buộc phải chi phí nhiều hơn và chịu RRTD bất khả kháng nhiều hơn. Môi trƣờng kinh doanh của tỉnh Hải Dƣơng cũng chƣa sôi động nên Agribank chi nhánh Sao Đỏ ít có cơ hội lựa chọn các dự án hiệu quả hơn để cho vay. Tình trạng khan hiếm dự án cũng buộc Ngân hàng nhân nhƣợng các dự án có độ rủi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ro cao đƣợc vay vốn để giải toả đầu ra. Tình thế này làm cho các nghiệp vụ quản lý RRTD mất phần nào hiệu lực. Ngoài ra, Ngân sách tỉnh không thực hiện đúng các cam kết thanh toán vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm giảm hiệu quả của các biện pháp quản lý RRTD của Ngân hàng.

- Tình trạng thông tin ít và chất lƣợng thấp của Ngân hàng Nhà nƣớc và Agribank cũng là nguyên nhân làm cho quản lý RRTD ở Agribank chi nhánh Sao Đỏ có chất lƣợng chƣa cao. Bởi lẽ, với khả năng của mình, Agribank chi nhánh Sao Đỏ không thể tự thu thập tất cả mọi thông tin cần thiết để quản lý rủi ro, Ngân hàng cần sự hỗ trợ thông tin có hệ thống của các tổ chức quản lý thị trƣờng vốn và của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian qua sự hỗ trợ thông tin này là chƣa đủ, chƣa đáp ứng nhu cầu. Tình trạng thiếu thông tin làm cho công tác dự báo và phòng ngừa RRTD chƣa đáp ứng yêu cầu.

- Là chi nhánh phụ thuộc, mọi kỹ thuật nghiệp vụ quản lý RRTD của Agribank chi nhánh Sao Đỏ đều thực hiện theo các qui định của Agribank, chi nhánh chƣa thật sự tự chủ trong công tác quản lý RRTD.

- Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về “Phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài” ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 có tác động không nhỏ đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Thông tƣ đã quy định khắt khe hơn về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ra đời cũng đã chấm dứt hiệu lực của quyết định 780 - cho phép các ngân hàng chủ động sắp xếp các con nợ vào nhóm nợ thích hợp, nhƣ nợ nhóm 3 có thể xem xét để ở nhóm 2. Thực tế, năm 2014 khi thông tƣ 02 có hiệu lực nợ xấu của chi nhánh tăng rất cao và đột biến.

3.4.3.2. Nguyên nhân thuộc về Agribank chi nhánh Sao Đỏ

- Mặc dù đã đƣợc quán triệt trong cả Chi nhánh về yêu cầu quản lý RRTD, nhƣng trong thực tế, hoạt động quản lý RRTD vẫn đƣợc xếp sau các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động khác của Ngân hàng. Hơn nữa, do việc quản lý RRTD theo quy trình của NHTM hiện đại còn là lĩnh vực mới mẻ với đa phần cán bộ ngân hàng nên quá trình triển khai thực hiện cũng không khỏi bỡ ngỡ. Có thể nói, việc quản lý RRTD mới đi đƣợc những bƣớc đầu tiên nên mới chú ý đƣợc về lƣợng, chƣa có điều kiện nâng cao chất lƣợng. Công tác điều tra, theo dõi khách hàng cũng chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên thông tin về khách hàng thiếu chính xác..

- Công tác đào tạo, bối dƣỡng cán bộ quản lý RRTD chƣa đi vào chiều sâu. Nhiều cán bộ của Agribank chi nhánh Sao Đỏ đƣợc đào tạo theo các chƣơng trình cũ, chƣa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý RRTD, cần phải đƣợc đào tạo lại. Chi nhánh cũng chƣa chú trọng đến công tác đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, chƣa cập nhật và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, những kỹ thuật mới hỗ trợ cho công tác quản lý RRTD, chƣa xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý rủi ro... do kiến thức chắp vá, kỹ năng quản lý RRTD chƣa thành thạo, thực trạng cán bộ nhƣ vậy đã làm cho quản lý RRTD ở Agribank chi nhánh Sao Đỏ có chất lƣợng chƣa cao.

- Sự yếu kém tƣ cách đạo đức của cán bộ tín dụng và hạn chế trong trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của cán bộ.

Cán bộ tín dụng không đủ năng lực, trình độ để thẩm định món vay dẫn đến việc không phát hiện ra sự thiếu trung thực, chính xác, bất hợp lý trong thông tin của khách hàng cung cấp, từ đó, nhận định và đƣa ra quyết định sai. Ngoài ra, sự yếu kém trong quá trình kiểm soát sau, cán bộ cũng không phát hiện ra dấu hiệu bất thƣờng, rủi ro cho khoản vay, không kiểm soát đƣợc dòng tiền đi ra từ ngân hàng…Đây là một nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Rủi ro đạo đức phát sinh khi cán bộ ngân hàng lợi dụng khách hàng trong quá trình tác nghiệp. Thực tế, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, nhiều cán bộ tín dụng có quan hệ mờ ám với khách hàng, bị khách hàng mua chuộc... Mặc dù khách hàng không đủ tƣ cách hay điều kiện vay vốn những cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận cho vay hoặc nới lỏng các điều kiện cho vay. Việc cán bộ tín dụng móc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoặc với khách hàng để đảo nợ, vay ké; hay cấp trên, do trục lợi nên ép buộc cấp dƣới phải cho vay khách hàng..cũng gây ra tình trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

- Sự chỉ đạo của Lãnh đạo Chi nhánh đối với quản lý RRTD cũng chƣa thật sự sát sao. Mặc dù đã quán triệt yêu cầu quản lý RRTD đến từng bộ phận của Ngân hàng, đến từng cán bộ tín dụng, nhƣng công tác giám sát của chi nhánh cũng chƣa đƣợc chặt chẽ, các dự án đầu tƣ kém hiệu quả của các đơn vị phụ thuộc chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời để tránh rủi ro. Trách nhiệm quản lý RRTD cũng chƣa thật sự đúng mức trong mỗi khâu của qui trình cấp tín dụng.

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)