5. Kết cấu của đề tài
1.2.6. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Ngân hàng thƣờng sử dụng các chỉ tiêu để đo lƣờng rủi ro tín dụng nhƣ: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay trong kỳ và một số chỉ tiêu khác để đánh giá rủi ro tín dụng nhƣ: tính đa dạng hoá của tài sản, lập hồ sơ khách hàng, chấm điểm khách hàng, đặt giá đối với các khoản vay…
1.2.7. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.2.7.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại
* RRTD làm giảm lợi nhuận ngân hàng: Những khoản tín dụng gặp rủi
ro sẽ gây cho NHTM những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính. Bởi vì rủi ro không chỉ làm cho NHTM không có lãi, mà còn làm cho ngân hàng mất một khoản vốn rất lớn, rất khó khăn để bù đắp lại. Thậm chí, phần vốn rủi ro không sinh lợi cũng làm cho ngân hàng thua lỗ phần lãi huy động, lỗ chi phí huy động, hậu quả là làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Khi ngân hàng lâm vào tình thế mất vốn, RRTD có thể làm NHTM phá sản.
RRTD cũng làm chậm quá trình chu chuyển vốn của các NHTM. Trong trƣờng hợp may mắn, khi ngân hàng thu đƣợc lãi hay nợ quá hạn, thì RRTD cũng làm ngân hàng mất cơ hội đầu tƣ vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
* RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: RRTD đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp khó khăn. Các khoản đầu tƣ, cho vay bị thất thoát, chậm thu hồi đều ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, thông qua đó làm giảm mức tín nhiệm của NHTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: RRTD đã làm giảm uy tín của
ngân hàng và ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Tình thế này vừa gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng, vừa làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng bạn, ngân hàng nƣớc ngoài nên rất khó có thể nhận đƣợc những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, ngân hàng không có uy tín sẽ khó có thể có các quan hệ đại lý tin cậy làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, do đó khó phát triển các dịch vụ của ngân hàng.
* RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng: Ngân hàng gặp RRTD
đã làm giảm sút lòng tin của khách hàng giao dịch, đặc biệt là lòng tin của dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tƣ có lợi hơn ở một ngân hàng khác. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng, khi có quá nhiều ngƣời đến rút tiền tại cùng một thời điểm thì ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền, kết cục làm ngân hàng phá sản thực sự.
1.2.7.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
* RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia:
NHTM là một bộ phận, có thể nói là bộ phận quan trọng nhất, trong hệ thống tài chính quốc gia, có chức năng không chỉ kinh doanh tiền tệ, mà còn đảm bảo sự lƣu thông bình thƣờng của dòng tiền tệ phục vụ quá trình tái sản xuất xã hội trôi chảy. Nếu một NHTM lớn gặp rủi ro, dẫn đến mất khả năng thanh toán, thì tình trạng đó của ngân hàng có thể tác động xấu không chỉ đối với bản thân ngân hàng, mà còn đến khách hàng của ngân hàng và các ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác, tạo ra phản ứng tiêu cực dây chuyền cho nền kinh tế. Chính vì thế, ngân hàng trung ƣơng của tất cả các nƣớc đều có chính sách buộc các NHTM phải đảm bảo an toàn ở mức độ nhất định nhằm giảm tác động tiêu cực của rủi ro từ một ngân hàng tới nền kinh tế.
* RRTD có thể gây hậu quả tiêu cực tới đời sống xã hội: RRTD có thể gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tƣợng trong xã hội, thậm chí khởi đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, gây tâm lý hoang mang, tạo môi trƣờng cho các tệ nạn xã hội phát triển. RRTD làm giảm lòng tin của quần chúng vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nƣớc, dẫn đến khuynh hƣớng tiêu dùng và tích luỹ cho đầu tƣ không hiệu quả.
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Khái niệm
Nội dung quản lý rủi ro tín dụng có thể hiểu là bao gồm các giải pháp đƣợc các ngân hàng thực hiện nhằm hạn chế những khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Quản lý rủi ro là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng
Khi thực hiện quản lý tốt rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ đạt đƣợc những mục tiêu sau:
1.3.2.1. Tăng lợi nhuận
Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hƣởng trƣớc mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi đƣợc sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ… Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ đƣợc chúng. Bên cạnh đó, ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động đƣợc trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu đƣợc lãi cũng nhƣ không chuyển đƣợc thành tiền để cho ngƣời khác vay và thu lãi. Do đó khi làm tốt công tác quản lí rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo đƣợc mục tiêu tăng lợi nhuận.
1.3.2.2. Đảm bảo khả năng thanh toán
Ngân hàng thƣờng lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tƣ mới…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay…) tại các thời điểm trong tƣơng lai. Khi các món vay không đƣợc thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kì hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không đƣợc hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Quản lý rủi ro tín dụng tốt ngân hàng sẽ đảm bảo đƣợc lƣợng tiền mặt trong thanh toán.
1.3.2.3. Đảm bảo uy tín
Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cƣ và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác. Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại đƣợc là điều hết sức khó khăn. Nhƣ vậy quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tạo đƣợc uy tín tốt đối với khách hàng của mình. Khiến họ tự tin và yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi ngân hàng làm tốt quản lý rủi ro tín dụng sẽ đem lại cho khách hàng tranh đƣợc một số tình huống xấu nhƣ sau: Không phải đem trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá hạn, ngoài ra, khi ngân hàng không thu đƣợc nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn, đây sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục xin vay tại ngân hàng những lần sau đó. Mặt khác, do hệ thống thông tin về khách hàng giữa các ngân hàng ngày càng đƣợc cập nhật và phát triển, họ cũng sẽ khó tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay từ các ngân hàng khác. Đồng thời, các bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Thậm chí các chủ nợ khác của doanh nghiệp cũng sẽ đến dòi nợ doanh nghiệp dù các món nợ chƣa đến hạn. Dù doanh nghiệp có thể thanh toán đƣợc tất cả các món nợ đó thì uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng vẫn bị suy giảm.
1.3.3. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên hàng loạt các nguyên tắc, trong đó bao gồm các nguyên tắc cơ bản nhƣ:
1.3.3.1. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro.
Các nhà quản lý cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu nhƣ muốn có đƣợc thu nhập phù hợp từ hoạt động tín dụng của mình. Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể, trừ phi ngân hàng không cho vay dối với bất kỳ khách hàng nào. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng là phải nhận biết rủi ro cho phép. Việc chấp nhận ở mức độ rủi ro tín dụng chính là điều kiện quan trọng để diều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro tín dụng trong mức rủi ro cho phép phải đƣợc điều hành sao cho hạn chế nó ở mức tối thiểu. Theo nguyên tắc chấp nhận rủi ro, rất khó hoặc hầu nhƣ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do đó nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản lý hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối đa.
1.3.3.3. Nguyên tắc quản lý độc lập rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác trong ngân hàng
Nhìn chung, sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây lên là khá độc lập nhau nên quá trình quản lý chúng phải đƣợc điều tiết cách biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đƣa ra cùng một phƣơng án điều hành.
1.3.3.4. Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng
Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cần phải dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lƣợc phát triển ngân hàng cũng nhƣ các chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng.
Trên đây là 4 nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cơ bản từ đó ngân hàng xây dựng một chính sách quản lý rủi ro tín dụng riêng biệt. Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là chính sách quản lý rủi ro tín dụng phải đƣợc xem nhƣ là một phần trong chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng.
1.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Với các tiếp cận quản lý rủi ro nêu trên, nội dung chính của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 04 bƣớc chính: Nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này thực hiện liên tiếp nhau, tạo thành một quy trình chặt chẽ.
1.3.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Nhận diện rui ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trƣờng hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thống kê mọi nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, qua đó có các biện pháp phù hợp giảm thiểu rủi ro tín dụng. RRTD là một hiện tƣợng khó nhận biết và rất phức tạp, gắn liền với hoạt động của cả ngân hàng lẫn khách hàng và môi trƣờng. Trong quản lý RRTD, việc nhận biết và đánh giá đầy đủ RRTD là rất quan trọng, vì nó xác định đúng thời điểm RRTD xảy ra và giúp NHTM xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nhận biết RRTD là công việc rất khó thực hiện, bởi các hình thức RRTD xảy ra trong các tình huống không giống nhau, nên không thể có mô hình chung về nhận biết RRTD. Tuy nhiên, trong chừng mực có thể, các NHTM cố gắng xây dựng một số dấu hiệu nhận biết RRTD điển hình nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý RRTD. Có thể liệt kê một số dấu hiệu sau:
a. Các dấu hiệu từ người vay vốn
* Doanh nghiệp vay vốn trì hoãn nộp các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng dùng để thẩm định cho vay, là cơ sở trực tiếp để đánh giá việc vay vốn, sử dụng vốn của ngân hàng. Vì báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Báo cáo lỗ, lãi...) có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng khoản cho vay, cho nên NHTM đòi hỏi ngƣời vay phải xuất trình báo cáo tài chính kèm theo các tài liệu vay vốn trong suốt thời gian vay vốn của ngân hàng. Việc chậm trễ trong xây dựng hoặc gửi báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nói lên tình hình tài chính doanh nghiệp có vấn đề phải xem xét, có thể là ngƣời vay gặp khó khăn hoặc gian dối về tài chính, do đó ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, phân tích và kết luận cụ thể xem có RRTD hay không để xử lý kịp thời.
*Mối quan hệ không bình thường giữa ngân hàng và người vay: Trong
nền kinh tế thị trƣờng, quan hệ giữa NHTM và ngƣời vay là mối quan hệ hợp đồng kinh doanh, bình đẳng, thoả thuận trên cơ sở ngân hàng trao cho ngƣời vay sử dụng vốn của mình với những điều kiện ràng buộc nhất định. Một trong những ràng buộc đó là ngƣời vay phải cung cấp thông tin về thực thi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những cam kết của mình. NHTM cũng tiến hành những hoạt động kiểm soát trực tiếp và gián tiếp việc sử dụng vốn vay với sự hợp tác nhất định của ngƣời vay. Sự chậm trễ, hoặc thất hẹn, hoặc trốn tránh các giao tiếp bình thƣờng với NHTM chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn vay của ngƣời vay có yếu tố không bình thƣờng, có thể ngƣời vay đang gặp tình trạng sản xuất, kinh doanh khó khăn, hoặc tài chính có vấn đề. Đây là dấu hiệu để NHTM tăng cƣờng cảnh giác và phải tìm hiểu rõ ràng xem thực chất sự bất thƣờng này là gì, nếu nhƣ