Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Với các tiếp cận quản lý rủi ro nêu trên, nội dung chính của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 04 bƣớc chính: Nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này thực hiện liên tiếp nhau, tạo thành một quy trình chặt chẽ.

1.3.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Nhận diện rui ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣờng hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thống kê mọi nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, qua đó có các biện pháp phù hợp giảm thiểu rủi ro tín dụng. RRTD là một hiện tƣợng khó nhận biết và rất phức tạp, gắn liền với hoạt động của cả ngân hàng lẫn khách hàng và môi trƣờng. Trong quản lý RRTD, việc nhận biết và đánh giá đầy đủ RRTD là rất quan trọng, vì nó xác định đúng thời điểm RRTD xảy ra và giúp NHTM xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nhận biết RRTD là công việc rất khó thực hiện, bởi các hình thức RRTD xảy ra trong các tình huống không giống nhau, nên không thể có mô hình chung về nhận biết RRTD. Tuy nhiên, trong chừng mực có thể, các NHTM cố gắng xây dựng một số dấu hiệu nhận biết RRTD điển hình nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý RRTD. Có thể liệt kê một số dấu hiệu sau:

a. Các dấu hiệu từ người vay vốn

* Doanh nghiệp vay vốn trì hoãn nộp các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng dùng để thẩm định cho vay, là cơ sở trực tiếp để đánh giá việc vay vốn, sử dụng vốn của ngân hàng. Vì báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Báo cáo lỗ, lãi...) có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng khoản cho vay, cho nên NHTM đòi hỏi ngƣời vay phải xuất trình báo cáo tài chính kèm theo các tài liệu vay vốn trong suốt thời gian vay vốn của ngân hàng. Việc chậm trễ trong xây dựng hoặc gửi báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nói lên tình hình tài chính doanh nghiệp có vấn đề phải xem xét, có thể là ngƣời vay gặp khó khăn hoặc gian dối về tài chính, do đó ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, phân tích và kết luận cụ thể xem có RRTD hay không để xử lý kịp thời.

*Mối quan hệ không bình thường giữa ngân hàng và người vay: Trong

nền kinh tế thị trƣờng, quan hệ giữa NHTM và ngƣời vay là mối quan hệ hợp đồng kinh doanh, bình đẳng, thoả thuận trên cơ sở ngân hàng trao cho ngƣời vay sử dụng vốn của mình với những điều kiện ràng buộc nhất định. Một trong những ràng buộc đó là ngƣời vay phải cung cấp thông tin về thực thi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những cam kết của mình. NHTM cũng tiến hành những hoạt động kiểm soát trực tiếp và gián tiếp việc sử dụng vốn vay với sự hợp tác nhất định của ngƣời vay. Sự chậm trễ, hoặc thất hẹn, hoặc trốn tránh các giao tiếp bình thƣờng với NHTM chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn vay của ngƣời vay có yếu tố không bình thƣờng, có thể ngƣời vay đang gặp tình trạng sản xuất, kinh doanh khó khăn, hoặc tài chính có vấn đề. Đây là dấu hiệu để NHTM tăng cƣờng cảnh giác và phải tìm hiểu rõ ràng xem thực chất sự bất thƣờng này là gì, nếu nhƣ có khả năng xảy ra rủi ro thì còn kịp thời xử lý.

*Tình hình dự trữ vật tư hàng hoá của doanh nghiệp vay vốn: Vật tƣ hàng hoá nói chung và vật tƣ hàng hoá tạo ra từ tiền vay nói riêng đều đƣợc coi nhƣ vật đảm bảo cho tiền vay trực tiếp, là cơ sở để vốn vay ngân hàng phát huy hiệu quả kinh tế. Do đó, dự trữ vật tƣ hàng hoá là việc làm cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu dự trữ vật tƣ hàng hoá quá lớn thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, giảm khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu hàng hoá tồn lâu dài thì là bằng chứng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp kém, có khả năng dẫn khách hàng đến thua lỗ, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

* Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp vay vốn có vấn đề: Chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ là kết quả của quá trình tổ chức sản xuất

kinh doanh, nên có thể coi là tiêu thức đánh giá sự thành công hay thất bại của ngƣời kinh doanh. Tuy nhiên, chất lƣợng hàng hoá phải phù hợp với thị trƣờng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao. Nếu chất lƣợng hàng hoá kém, không phù hợp thị hiếu đƣơng nhiên khó có khả năng tiêu thụ, dẫn đến không có khả năng thu hồi vốn, không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Nhất là trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị gặp rắc rối hoặc tranh chấp và kiện tụng về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ thì nguy cơ suy giảm tài chính sẽ thấy rõ. Các doanh nghiệp trong tình trạng này không thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng và tất nhiên NHTM sẽ gặp RRTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khách hàng vay vốn ngân hàng giảm bất thường giá bán hàng hoá: Khách hàng chỉ giảm giá bán hàng hoá trong các trƣờng hợp: Giảm chi phí, các mặt hàng cùng loại giảm, khách hàng rất khó khăn về tài chính... Khi có dấu hiệu này, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra xem xét, nếu khách hàng rất khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến khó trả nợ cho ngân hàng.

* Sự thay đổi bất thường tổ chức hoạt động của khách hàng vay vốn:

Sự thay đổi này bao gồm thay đổi các nhà quản lý (cách chức, từ chức, chuyển công tác,...), hoặc tình trạng ngƣời lao động thiếu việc làm, hoặc bán các tài sản để giải quyết nhu cầu tài chính, đều đƣợc coi nhƣ các dấu hiệu rõ nét để nhận biết RRTD. Bởi vì, thƣờng các doanh nghiệp có những khó khăn về sản xuất kinh doanh và tài chính mới xuất hiện tình trạng đó và điều này dẫn đến việc trả nợ của khách hàng sẽ gặp khó khăn.

* Đối tác của khách hàng bị rủi ro, bị phá sản hoặc bị truy tố: Nếu đối tác của khách hàng bị rủi ro thì nguy cơ rủi ro của khách hàng là rất lớn, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

* Hoàn trả nợ vay ngân hàng không đúmg kỳ hạn: Thực hiện nghĩa vụ

trả nợ vay ngân hàng theo thời hạn đƣợc coi nhƣ là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Các trƣờng hợp trả nợ vay chậm đều đƣợc coi là dấu hiệu cơ bản của RRTD, cho dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Bởi vì, mục đích cuối cùng và cơ bản nhất là ngân hàng phải thu hồi đầy đủ vốn và lãi theo thời hạn. Việc không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nợ cũng đồng nghĩa với RRTD.

* Xuất hiện tình trạng vay vốn ở nhiều ngân hàng: Thông thƣờng, khách

hàng chỉ muốn giao dịch ở một số ngân hàng tốt nhất. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp kinh doanh gặp khó khăn, không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn, nên khách hàng đã vay nhiều ngân hàng để đảo nợ cho nhau và lẩn tránh sự kiểm soát của ngân hàng. Vì thế, tình trạng khách hàng vay vốn của nhiều ngân hàng, kể cả các ngân hàng không quen thuộc là dấu hiệu tin cậy để ngân hàng thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho khách hàng vay vốn dự báo có rủi ro cho khoản vốn đã cho vay của mình.

b. Các dấu hiệu từ ngân hàng

* Qui trình cho vay không được thực hiện đúng qui định: Mỗi NHTM đều đƣa ra một qui trình cho vay chặt chẽ nhằm làm cho mỗi đồng vốn phát ra phải đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quay về ngân hàng đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, qui trình này không phải lúc nào cũng đƣợc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các NHTM có xu hƣớng giảm thấp các điều kiện vay vốn, bỏ qua các qui định để giữ và thu hút khách hàng, khi đó xác xuất gặp rủi ro tất yếu sẽ tăng.

* Giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ: Mọi khoản vay đều phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo qui định để đƣợc giải ngân. Giải ngân trƣớc khi hoàn thành chứng từ thể hiện sự vội vã, bất ổn. Sau khi đã nhận đƣợc vốn vay, khách hàng thiếu thiện chí bổ sung các thủ tục cần thiết. Khi đó, khó khăn trong thu hồi nợ và khởi kiện khi khách hàng không thực hiện trả nợ theo cam kết sẽ thuộc về ngân hàng. Về mặt lý thuyết, những khoản vay nhƣ vây sẽ có độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay đúng quy trình.

* Cho vay đảo nợ: Một khoản vay không đƣợc thanh toán đúng thời hạn, thay vì phải đàm phán với khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện giải quyết tình trạng quá hạn trƣớc mắt bằng cách cho vay đảo nợ. Biện pháp xử lý này không kiểm soát đƣợc những rủi ro khách hàng đang đối mặt mà là sự tích tụ rủi ro. Qua thời gian, rủi ro đã phát triển đến mức tài chính doanh nghiệp không thể chịu đựng đƣợc nữa sẽ bùng phát không thể cứu vãn và rủi ro thực sự thuộc về ngân hàng.

1.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lƣờng rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro cũng nhƣ biết trƣớc đƣợc xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Mô hình 6C

Để tìm hiểu và phân tích về ngƣời đi vay, cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C”của ngƣời xin vay là Charater (tƣ cách), Capacity (năng lực), Cash (thu nhập), Collaterat (bảo đảm), Conditions (điều kiện), Controls (kiểm soát).

Sơ đồ 1.1. Mô hình 6 C

(Theo Mishkin F.S (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật năm 2001)

Tất cả các tiêu chí này phải đƣợc đánh giá tốt thì khoản vay mới đƣợc xem là khả thi.

Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải tin chắc rằng ngƣời xin vay

phải có mục đích rõ ràng và có thiện chí khi đến hạn trả nợ, ngoài ra phải xem xét mục đích xin vay có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không.

Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng ngƣời

vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tƣ cách Năng lực Thu nhập Bảo đảm tiền vay Điều kiện Đo lƣờng rủi ro tín dụng Kiểm soát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tƣơng tự cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng ngƣời đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là ngƣời ủy quyền hợp pháp của công ty. Trƣờng hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì cán bộ tín dụng phải biết thỏa thuận đối tác kinh doanh để xác định xem ai là ngƣời có đƣợc ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty.

Thu nhập của người vay: Ngƣời vay có ba khả năng để tạo ra tiền là:

Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng ƣu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng. Nguyên nhân do: Việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực ngƣời vay trở lên yếu hơn, khiến cho ngân hàng là chủ nợ ít đƣợc bảo đảm.

Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín

dụng phải tự hỏi ngƣời vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản có chất lƣợng để hỗ trợ cho khoản vay. Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm nhƣ: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản ngƣời vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của ngƣời vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhiều và khó tìm đƣợc ngƣời mua trong trƣờng hợp ngƣời vay không trả đƣợc nợ.

Các điều kiện: Cán bộ tín dụng là nhà phân tích tín dụng cần phải biết

xu hƣớng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của ngƣời vay, cũng nhƣ khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều duy trì các files dữ liệu thông tin bao gồm các dữ liệu cần quan tâm.

Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề nhƣ: Các thay đổi trong luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng của ngƣời có đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng và nhà quản lý về chất lƣợng tín dụng hay không?

Các chỉ tiêu 6C đã giúp cán bộ tín dụng và phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: ngƣời vay có đủ tƣ cách? Khi câu hỏi này trả lời thì câu hỏi tiếp theo sẽ là hợp đồng tín dụng đƣợc kí kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời vay của ngân hàng?

- Các mô hình định lƣợng

+ Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z: Đƣợc hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ và hiện nay có rất nhiều các ngân hàng áp dụng.

(Theo Mishkin F.S (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2001)

Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với ngƣời vay phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xi).

Tầm quan trọng của các chỉ tiêu này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.

Từ đó đi đến mô hình cho điểm sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6 X4 + 1,0X5 Trong đó:

X1: tỷ số vốn lƣu động ròng/tổng tài sản

X2: tỷ số lợi nhuận trƣớc thuế và tiền lãi/ tổng tài sản X3: tỷ số “ lợi nhuận trƣớc thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, nhƣ vậy trị số Z thấp hay là 1 số âm là 1 căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo mô hình này, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1, 81 phải xếp vào nhóm RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện điểm số Z lớn hơn 1, 81

Bên cạnh những ƣu điểm thì mô hình điểm số tín dụng có những hạn chế sau: Mô hình không cho phép phân biệt khách hàng thành 2 nhóm “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Thực tế, vỡ nợ đƣợc phân thành nhiều loại từ không trả hay chậm trễ trong trả lãi tiền vay đến việc không trả nợ gốc và tiền lãi nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)