Thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 102)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.4.Thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay

Agribank chi nhánh Sao Đỏ nên xử lý linh hoạt vấn đề đảm bảo tiền vay. Mặc dù mục đích của đảm bảo tiền vay là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết của ngƣời vay, phòng ngừa rủi ro khi phƣơng án trả nợ dự kiến của ngƣời vay không thực hiện đƣợc hoặc xảy ra các rủi ro không lƣờng trƣớc, nhƣng Ngân hàng không nên lạm dụng hình thức này để giảm bớt khó khăn cho ngƣời vay. Theo Luật các tổ chức tín dụng về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay không có bảo đảm theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chính vì thế, cần phân biệt các trƣờng hợp cần bảo đảm và không cần bảo đảm theo quan điểm quản lý RRTD dựa vào khả năng trả nợ. Cụ thể là:

-Trƣờng hợp khách hàng có đủ điều kiện đƣợc vay không có bảo đảm bằng tài sản là các trƣờng hợp dự án đƣợc thẩm định là có hiệu quả cao, khách hàng có uy tín, khách hàng có tiềm lực tài chính trong tƣơng lai để trả nợ. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng có thể quyết định cho vay nhƣng cần lƣu ý một số điểm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

+ Có biện pháp thu nợ trƣớc hạn nếu khách hàng không thực hiện đƣợc các biện pháp bảo đảm tài sản trong trƣờng hợp trên.

- Trƣờng hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản: Nếu tiền vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng cần có những biện pháp quản lý nhƣ sau:

+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của ngƣời vay.

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng nhƣ mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tiền vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của ngƣời vay hoặc của bên bảo lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trƣờng, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhƣ vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối với các tài sản mà pháp luật qui định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Ngân hàng nên thoả thuận với khách hàng về việc chuyển tên ngƣời đƣợc hƣởng trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra.

+ Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo tránh trƣờng hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm, tránh tình trạng định giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro, việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 102)