Thiết lập giải pháp quản lý nghiêm ngặt các khoản vay có vấn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 104)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.5. Thiết lập giải pháp quản lý nghiêm ngặt các khoản vay có vấn

biện pháp xử lý nợ khó đòi

4.3.5.1. Đối với các khoản vay có vấn đề

Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thƣờng xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo kế toán, qua quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo để đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lƣu giữ đều hợp pháp, hợp lệ, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản đảm bảo. Sau đó, Ngân hàng nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tƣ vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản. Kết quả cuối cùng của chuyến viếng thăm là phải loại bỏ đƣợc những khó khăn từ phía khách hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

4.3.5.2. Xử lý nợ khó đòi

Đối với các khoản nợ khó đòi, Agribank chi nhánh Sao Đỏ cần tích cực xử lý theo các hƣớng sau:

- Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay: Khi khách hàng không có khả năng trả nợ nhƣ dự kiến, Ngân hàng cần tiến hành bán tài sản đảm bảo nợ vay hoặc nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm. Trong trƣờng hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay, Ngân hàng cần nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.

- Bán nợ: Ngân hàng nên cố gắng tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỉ lệ thích hợp. Có thể bán cho Công ty mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nƣớc (VAMC), bán cho Công ty tƣ vấn của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank, hoặc bán cho bất kỳ tổ chức nào có chức năng mua nợ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khởi kiện: Ngân hàng nên chủ động tiến hành các thủ tục khởi kiện ra toà đối với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ tồn đọng sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhƣng không thu hồi đƣợc nợ, nhất là đối với các trƣờng hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố ý chây lỳ trong việc trả nợ ngân hàng. Việc khởi kiện dù có tốn kém, thậm chí chi phí theo kiện có thể lớn hơn khoản thu về cũng cần kiên trì theo kiện. Có kiên quyết nhƣ vậy thì các khách hàng khác mới e sợ để không cố tình chây lƣời hoặc lừa dối.

- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng: Đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Trong trƣờng hợp cần thiết, Agribank chi nhánh Sao Đỏ phải chủ động dùng nguồn của chính mình để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sao cho quá trình kinh doanh mới đƣợc diễn ra trên mặt bằng có lợi. Việc xử lý rủi ro nên đƣợc thực hiện mỗi quí một lần. Việc xem xét đối tƣợng và hồ sơ xử lý rủi ro cần đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh theo qui định của Agribank chi nhánh Sao Đỏ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sao đỏ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)