Phương hướng phát triển chung của ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cồ phần xây dựng và đầu tư 492 (Trang 98)

Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Xây dựng công trình ở Việt Nam đó có những bước tiến toàn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước làm thay đổi diện mạo đất nước.

Với vai trò quan trọng của ngành là dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Xây dựng Việt Nam cần tiếp tục phát triển theo hướng cập nhật công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, tạo dựng bộ mặt hiện đại cho các đô thị, khu công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về trình độ và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) lần thứ VII đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực con người CIENCO 4 mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn". Chính sách phát triển nguồn lực

CIENCO 4 trong thời gian tới là:

1. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Xây dựng và làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đáp ứng nhiệm vụ lâu dài của Tổng công ty.

- Tổng công ty kết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty.

- Kết hợp việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quả lý doanh nghiệp với đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ. Thực hiện đến hết năm 2005 tất cả cán bộ quản lý từ cấp xí nghiệp, chi nhánh trở lên phải được học qua các lớp quản lý, về pháp luật, về tin học để phù hợp với sự phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới.

2. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng Cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ tư vấn giám sát, cán bộ kinh tế tại các công trình, dự án trọng điểm của Tổng công ty.

- Thường xuyên tổ chức các lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý các dự án, cán bộ làm công tác tư vấn giám sát.

- Kết hợp với các Trường Đại học Thuỷ lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Vinh và Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng liên tục mở các lớp đào tạo kỹ sư tư vấn giám sát tại các công trường của Tổng công ty.

- Tập huấn cán bộ quản lý theo mô hình tổ chức quản lý mới, có chương trình học tập cho từng cấp quản lý.

3. Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỷ luật cao, nhất là các nghề theo chuyên ngành mạnh của Tổng công ty.

- Thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề tạo cho họ điều kiện học tập, rèn luyện, gắn bó họ bằng lợi ích trong cuộc sống và gắn bó bằng truyền thống của Tổng công ty.

- Tổng công ty đầu tư nâng cấp trường đào tạo công nhân kỹ thuật và bổ sung đội ngũ giáo viên của Tổng công ty để làm nhiệm vụ đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ

thuật của Tổng công ty đạt được trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu.

- Phấn đấu 90% đến 100% các công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp phải có trình độ lý thuyết và thực hành đạt tiêu chuẩn chung trong từng ngành nghề vào năm 2020.

4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV tự học tập để nâng cao trình độ tay nghề. Đẩy mạnh phong trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật mới ra trường trong toàn Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cồ phần xây dựng và đầu tư 492 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)