Tình hình cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần xây

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cồ phần xây dựng và đầu tư 492 (Trang 55)

- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.

- Xây dựng các kết cấu công trình.

- Gia công lắp đặt các cấu kiện bê tông đúc sẵn.

- Xây dựng các CTGT, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, điện 35 kv. - Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh xuất - nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải. - Đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức BOT, BT; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải; - Thí nghiệm vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản.

- Kinh doanh dịch vụ thương mại.

2.1.3. Tình hình cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492 dựng và đầu tư 492

Trong một doanh nghiệp, các bộ phận, phòng ban khác nhau thì có chức năng hoạt động khác nhau. Giám đốc doanh nghiệp thường ban hành văn bản xác định phạm vi hoạt động và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này. Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492 cũng vậy, khi ký quyết định thành lập một bộ phận nào thì Giám đốc đều ra văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó. Hiện nay, hệ thống tổ chức của cơ quan Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492.

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492 được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, một mô hình mà được hầu hết các công ty, xí nghiệp hiện nay đang áp dụng. Điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của thời kỳ hiện nay. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Công ty CP xây dựng và Đầu tư 492 Nghệ An là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4. với quy mô lớn địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước.

Để đáp ứng nhu cầu quản lý, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến có nghĩa là: Hội đồng quản trị (HĐQT), ban Giám đốc theo dõi chức năng nhiệm vụ chặt chễ của các phòng ban, nắm rõ được mọi tình hình hoạt động SXKD của DN trong mọi thời điểm để đề ra quyết định quản lý đúng đắn phù hợp nhất với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492 như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Ghi chú: : Quản lý, điều hành trực tiếp

: Giám sát hoạt động

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Phòng kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Đội công trình 1 Đội công trình 2 Đội công trình 3 Đội công trình 4 Đội công trình 5 Đội công trình 6 Đội công trình 7 Đội công trình 8 Xưởng cơ khí

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc cơ khí thiết bị Phó giám đốc kỹ thuật Phòng nhân chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh

2.1.3.2. Chức năng, quyền hạn của các bộ máy phòng ban

* Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng

cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

* Ban Giám đốc: 1- Giám đốc Công ty:

Giám đốc Công ty là người đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động; Quy chế quản lý nội bộ của Công ty về các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2- Phó Giám đốc công ty:

Các Phó Giám đốc Công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty

3- Kế toán trưởng Công ty:

Kế toán trưởng của Công ty giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật.

* Khối tham mưu: Gồm các phòng, ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho

Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc.

1- Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật là phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng và công nghệ thi công, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2- Phòng Kinh doanh

Là phòng tham mưu chức năng tổng hợp của Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kế hoạch, đầu tư, đấu thầu xây lắp, chọn thầu phụ, giá cả, hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế.

3- Phòng Nhân chính:

Phòng Nhân chính là tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện trong công tác tổ chức (tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý..v.v.. ), công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác kỷ luật, bảo vệ chính trị nội bộ Công ty. Tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đối ngoại, quản lý tác nghiệp hành chính và công tác tuyên truyền thi đua – khen thưởng của Công ty.

4- Phòng Tài chính - Kế toán:

Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán, thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính, huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả nhất, đồng thời xây dựng kế hoạch vay và tạo các nguồn vốn đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Quản lý bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

5- Phòng Vật tư thiết bị:

Là phòng nghiệp vụ quản lý tài sản vật tư thiết bị của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý và khai thác máy móc thiết bị của Công ty. Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ các công trình.

6- Các Đội công trình:

Là các đơn vị chức năng cơ sở, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, sử dụng và khai thác các nguồn lực để thực hiện các công việc cụ thể tại công trường.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cồ phần xây dựng và đầu tư 492 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)