Đội ngũ giảng viên và cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 74)

6 Kết cấu đề tài

4.1.1Đội ngũ giảng viên và cán bộ công nhân viên

Trình độ chuyên môn của giảng viên: Đã là giảng viên đứng trên bục giảng để

hướng dẫn và truyền đạt kiến thức chuyên môn cho sinh viên thì giảng viên bắt buộc phải có vốn kiến thức chuyên sâu nhất định. Trước khi được đứng trên bục giảng, các giảng viên này dù là giảng viên chính thức hay không chính thức đều được cán bộ chuyên trách kiểm tra năng lực chuyên môn và sơ bộ về khả năng sư phạm nên yếu tố chuyên môn của giảng viên được đa số sinh viên đánh giá cao.

Khả năng truyền đạt của giảng viên: Mặc dù giảng viên có chuyên môn sâu

nhưng khả năng giảng giải vấn đề để cho sinh viên nắm vững kiến thức là vấn đề khó đo lường. Theo khảo sát, nhiều sinh viên cho rằng khả năng truyền đạt của giáo viên chưa thật sự làm hài lòng, số lượng sinh viên không ý kiến đến hoàn toàn không hài lòng về vấn đền này lên đến 73.8%. Nhiều giảng viên, đặc biệt là các giảng viên bộ môn lý luận- chính trị, các môn lý thuyết lực, cơ học và các môn cơ bản được sinh viên đánh giá rằng bài giảng chưa thực sự thu hút gây hiện tượng nhàm chán và học vẹt kiến thức. Điều này ảnh hưởng lớn không những đến độ hài lòng mà chất lượng đào tạo của trường.

Việc giảng viên hướng dẫn sinh viên các kỹ năng làm việc hiện đại: Hiện tại,

đội ngũ giảng viên nhà trường chưa đáp ứng được hết nhu cầu học tập của sinh viên. Nhà trường mời một số cán bộ, chuyên viên, giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, mặc dù các

cán bộ có kiến thức chuyên môn tốt nhưng do áp lực công việc và sự chi phối thời gian từ nhiều việc khác nhau nên việc tập trung hướng dẫn các kỹ năng làm việc như thuyết trình, làm việc nhóm còn hạn chế. Tỷ lệ sinh viên không ý kiến chiếm 19.5% và không hài lòng lên đến 41.1%. Ngoài ra, vấn đề này được sinh viên phản ảnh rằng các giảng viên áp dụng việc thuyết trình và làm nhóm chưa thật sự chuyên nghiệp, một số giáo viên áp dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy nhưng lại hạn chế trong việc hướng dẫn và cung cấp thông tin chuyên sâu về môn học gây ra hiện tượng nhàm chán trong sinh viên.

Kinh nghiệm thực tế của giảng viên: Sinh viên cũng có nhiều phàn nàn về kinh

nghiệm thực tế của giảng viên. Phần nhiều các giảng viên là giảng viên thỉnh giảng của các khoa, là các giảng viên trẻ nên đôi khi còn hiếu thắng, kiêu căng, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên làm cho sinh viên không thỏa mãn. Kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cũng là nguyên nhân làm cho phương pháp truyền đạt và việc hướng dẫn sinh viên các kỹ năng hiện đại còn hạn chế

Sự thiếu lịch sự của nhân viên Nhà trường: Đa số sinh viên phàn nàn về cách

làm việc và ứng xử của nhân viên Nhà trường. Điều này được tác giả thu thập thêm thông tin qua việc trao đổi và phỏng vấn các sinh viên. Sinh viên cho rằng việc giải quyết các thủ tục hành chính như chứng giấy xác nhận sinh viên, bảng điểm,… còn rườm rà. Các nhân viên phòng hành chính, đào tạo và thư ký khoa luôn tỏ ra bận rộn và các thắc mắc của sinh viên được đùn đẩy qua nhiều bộ phận, nhiều vấn đề sinh viên thắc mắc được các nhân viên hướng dẫn lòng vòng, đi nhiều bộ phận và không bộ phận nào chịu trách nhiệm chính thức cho vấn đề đó làm cho sinh viên vừa tốn thời gian, vừa khó khăn để có được thông tin chính xác.

Chuyên môn của nhân viên Nhà trường: Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết

các vấn đề của sinh viên kết hợp với sự thiếu tế nhị làm cho sinh viên khó đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên hoặc đánh giá thấp trình độ của nhân viên. Sinh viên cũng phản ảnh nhân viên dọn vệ sinh phòng thường thô lỗ và cộc tính khi quét dọn phòng học. Nhân viên dọn vệ sinh toilet thường lớn tiếng khi nước tràn ra nền toilet. Điều này có thể hiểu do sự mệt mỏi trong công việc của nhân viên quét dọn đồng thời do sự xuống cấp

của các nhà vệ sinh, đặc biệt là nhà vệ sinh khu A, khu B. Nhân viên bãi giữ xe thường thiếu lịch sự, cách nói chuyện thô lỗ và thường dùng những ngôn từ thiếu tế nhị. Điều này được tác giả giải thích vì các nhân viên này được thuê ngoài và đa số có học vấn thấp. Mặc khác, do số lượng sinh viên nhiều, bãi giữ xe của nhà trường không được xây kiên cố mà là một khu cây xanh đang trồng tràm, không được che phủ cùng với số lượng xe nhiều nên các phàn nàn của sinh viên về hư hỏng xe, trộm cắp vặt,… nhiều tạo ra áp lực cao lên các nhân viên giữ xe. Việc số lượng xe nhiều gây nên hiện tượng ùn tắc vào các giờ cao điểm tầm khoảng 7 giờ sáng, 12 giờ 30 phút trưa và khoảng 6 giờ chiều gây nên sự khó chịu đối với sinh viên và nhân viên giữ xe do đó mức độ hài lòng của sinh viên về vấn đề này thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 74)