6 Kết cấu đề tài
3.2.1.5 Thang đo các thành phần về sự cảm thông
- Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các hoạt động phong trào (CT1) - Giảng viên luôn sẵn sàng hỗ trợ kiến thức cho sinh viên ngoài giờ học (CT2) - Giảng viên hiểu được nhu cầu của sinh viên và luôn có thái độ ân cần với sinh
viên (CT3)
- Giờ học lý thuyết và thực hành được thiết kế và bố trí phù hợp (CT4)
- Môi trường học tập, đoàn, hội, câu lạc bộ luôn thân thiện và gắn bó giữa giảng viên và sinh viên (CT5)
- Phương châm hoạt động của nhà trường luôn đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu (CT6)
Bảng 3.8 Kết quả hệ số Cronbach Alpha sự cảm thông của Nhà trường
Biến quan sát Hệ số tương
quan biến tổng
Hệ số Cronbach Alpha từng nhân tố Cronbach Alpha = .888
CT1 Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện
cho các hoạt động phong trào .737 .878
CT2 Giảng viên luôn sẵn sàng hỗ trợ kiến thức
ngoài giờ học cho sinh viên .765 .875
CT3 Giảng viên hiểu được nhu cầu của sinh
viên và luôn có thái độ ân cần .770 .875
CT4 Giờ học lý thuyết và thực hành được thiết
kế và bố trí hợp lý .589 .904
CT5 Môi trường học tập, đoàn, hội, câu lạc bộ luôn thân thiện và gắn bó giữa giảng viên và sinh viên
.782 .873
CT6 Phương châm hoạt động của nhà trường
luôn đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu .739 .881
Kết quả phân tích thông qua SPSS đối với thang đo độ cảm thông của Nhà trường thể hiện hệ số tin cậy Cronbach Alpha là 0.888 lớn hơn 0.6 nên thang đo được chấp nhận. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0.782 (CT5), hệ số tương quan biến tổng của nhỏ nhất là 0.589 (CT3). Do đó, các biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.