Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 64)

6 Kết cấu đề tài

3.2.2.3 Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích ở trên, mô hình nghiên cứu đã được đề xuất không còn phù hợp với việc đánh giá độ hài lòng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Do đó, tác giả điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu và được kết quả như trong hình 3.1( trang 49).

Sau khi mô hình đã được hiệu chỉnh, tác giả đặt lại các giả thiết nghiên cứu:  H1: Sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên càng cao thì sự hài lòng

của sinh viên càng tăng và ngược lại.

 H2: Cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại

H1 H2

H4 H3

H5

 H3: Khả năng giải quyết khiếu nại và thực hiện cam kết liên quan học tập và làm việc của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại

 H4: Đội ngũ cán bộ và giảng viên càng chất lượng thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại

 H5: Khả năng đáp ứng của Nhà trường càng tốt thì độ hài lòng của sinh viên càng cao và ngược lại

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh 3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu và phương pháp hồi quy

Phân tích hồi quy nhằm mục đích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố lên sự hài lòng. Cụ thể, trong nghiên cứu này là đánh giá mức độ tác động của 5 nhân tố X1, X2, X3, X4 và X5 lên sự hài lòng của sinh viên.

Việc cam kết liên quan học tập và nghiên cứu của sinh viên

Đội ngũ cán bộ và giảng viên

Khả năng đáp ứng của Nhà trường

Sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên

Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo Cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Y= f(X1, X2, X3, X4, X5)

Trong đó: Y: Sự hài lòng của sinh viên

X1: Sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên, X2: Cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, X3: Khả năng giải quyết khiếu nại và thực hiện cam kết liên quan học tập và làm việc của sinh viên, X4: Đội ngũ cán bộ và giảng viên, X5: Khả năng đáp ứng của Nhà trường.

Kết quả thu được từ phân tích hồi quy như sau:

Bảng 3.15 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ANOVA Mô hình Tổng các độ lệch bình phương Df Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 81.241 5 16.248 30.973 .000a Phần còn lại 99.150 189 .525 Tổng 180.391 194

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Bảng 3.15 cho thấy mô hình có giá trị Sig.= 0.000 nên mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%.

Với phương pháp Enter, các biến được đưa vào một lần và kết quả thu được của việc phân tích hồi quy tuyến tính bội được mô tả trong bảng sau.

Bảng 3.16 Kết quả hồi quy và kiểm định Durbin Watson Tổng hợp mô hình

hình R R

2

R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn ước lượng Durbin Watson

1 .671a .450 .436 .72429 1.303

Trong bảng trên, biến độc lập là sự quan tâm của Nhà trường đối với sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và nghiên cứu, sự nhiệt tình và chuyên môn của giáo viên và đội ngũ nhân viên, khả năng giải quyết khiếu nại và thực hiện các cam kết của Nhà trường cùng với khả năng đáp ứng của Nhà trường. Biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên. Bảng trên cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh là 0.436 nghĩa là mô hình đưa ra giải thích được 43.6% sự thay đổi của biến độ hài lòng của sinh viên. Còn lại 56.4% được giải thích bởi các tác nhân khác nằm ngoài mô hình. Điều này đồng nghĩa với việc giữa các thành phần X1, X2, X3, X4 và X5 đối với biến Y có tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính.

Với hệ số Durbin Watson là 1.303, giá trị này nằm trong khoảng 1<D<3 nên không có hiện tượng tương quan giữa các biến. Sau đây, tác giả tổng hợp các hệ số trong mô hình hồi quy được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.17 Hệ số của mô hình hồi quy Coefficients Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.

Đo lường đa cộng tuyến

B Std.

Error Beta

Mức độ chấp

nhận của biến VIF

1 (Constant) .714 .294 2.426 .016 X1 .126 .070 .110 1.790 .075 .773 1.293 X2 -.093 .057 -.104 - 1.628 .105 .714 1.401 X3 -.023 .068 -.020 -.333 .739 .831 1.203 X4 .581 .068 .578 8.589 .000 .642 1.558 X5 .326 .066 .278 4.938 .000 .914 1.094

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Từ kết quả mô tả trong bảng trên, nhân tố X4 (Đội ngũ giảng viên và nhân viên ) và X5 (Khả năng đáp ứng cuả Nhà trườngcó giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05 nên hai biến này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên. Các biến X1 (Sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên), X2 (Cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên), và X3 (Việc cam kết liên quan học tập và nghiên cứu của sinh viên) có giá trị Sig. lớn hơn 0.05 nên bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến được tổng kết đều thấp (nhỏ hơn 10) nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy cụ thể cho các biến quan sát sau khi hiệu chỉnh như sau:

Y= 0.578X4 + 0.278X5

Trong đó: Y: Sự hài lòng của sinh viên X4: Đội ngũ cán bộ và giảng viên X5: Khả năng đáp ứng của Nhà trường.

Kết quả hệ số Beta đã chuẩn hóa cho biết nếu giữ cố định các biến độc lập còn lại, giá trị của X4 tăng lên 1 đơn vị thì giá trị sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.578 đơn vị và giá trị của biến X5 Tăng lên 1 đơn vị thì giá trị sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.278 đơn vị.

Hệ số Beta đã chuẩn hóa nào càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố đó đến sự hài lòng của sinh viên càng cao. Theo kết quả tổng hợp ở bảng trên, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của sinh viên là đội ngũ cán bộ và giảng viên (Beta= 0.578 và nhân tố có ảnh hưởng nhỏ nhất đến sự hài lòng của sinh viên là khả năng đáp ứng của Nhà trường (Beta=0.278)

Tác giả tiếp tục kiểm định sự phù hợp của phần dư chuẩn hóa so với giả thiết phân phối chuẩn.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Hình 3.2 Biểu đồ phân tầng của phần dư chuẩn hóa

Dựa vào biểu đồ trên, tác giả nhận thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số và có độ lệch chuẩn là 0.987, tức là xấp xỉ gần bằng 1. Do đó, giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.

3.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Tổng hợp từ phân tích hồi quy trên, có 2 giả thiết cần kiểm định là X4 và X5, các giả thuyết này đều có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Tác giả tổng hợp kiểm định giả thuyết trong bảng 3.18.

Bảng 3.18 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Sig. Kết quả kiểm định

H1: Sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên càng cao thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại.

0.075

H2: Cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại

0.105

Không chấp nhận

H3: Khả năng giải quyết khiếu nại và thực hiện cam kết liên quan học tập và làm việc của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại

0.739

Không chấp nhận

H4: Đội ngũ cán bộ và giảng viên càng chất lượng thì

sự hài lòng của sinh viên càng tăng và ngược lại 0.000

Chấp nhận

H5: Khả năng đáp ứng của Nhà trường càng tốt thì độ

hài lòng của sinh viên càng cao và ngược lại. 0.000

Chấp nhận

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Giả thiết H4 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H4, nghĩa là có mối tương quan giữa đội ngũ cán bộ và giảng viên đối với sự hài lòng của sinh viên. Đội ngũ giảng viên và cán bộ nhân viên Nhà trường được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên càng tăng.

Giả thiết H5 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H4, nghĩa là có mối tương quan giữa khả năng đáp ứng của Nhà trường đối với sự hài lòng của sinh viên. Nếu khả năng đáp ứng này được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.

Các giả thiết H1, H2 và H3 có giá trị Sig. lớn hơn 0.05, không chấp nhận H1, H2, H3, nghĩa là sự quan tâm của Nhà trường đối với sinh viên, cơ sở vật chất nhà trường cung ứng cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên cùng với khả năng giải quyết các khiếu nại và việc thực hiện các cam kết của nhà trường đối với sinh viên không có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Xét về mặt thực tiễn, tác giả nhận thấy rằng các yếu tố về cơ sở vật chất, sự quan tâm của Nhà trường và khả năng giải quyết vấn đề cùng việc thực hiện cam kết của Nhà trường đối với sinh viên luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đối với độ hài lòng của sinh viên. Do đó, nghiên cứu của tác giả có thể do số

lượng mẫu nghiên cứu còn ít cùng với những tác động về thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong nghiên cứu này, những nhân tố trên có ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng tương đối thấp.

Sau đây, tác giả tóm tắt giả thuyết được chấp nhận trong mô hình 3.3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)

Hình 3.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên sự hài lòng

Mô hình trên cho thấy, nhân tố tác động mạnh nhất và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là đội ngũ cán bộ và giảng viên, tiếp theo là khả năng đáp ứng của Nhà trường.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả đã tổng hợp các kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi và tiến hành phân tích dựa trên công cụ chính là phần mềm SPSS.

Các thang đo đều thỏa mãn kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha nên được dùng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả phân tích EFA được tác giả tổng hợp và kết luận có 5 nhân tố tác động đến độ hài lòng của sinh viên là: sự quan tâm của Nhà trường đến sinh viên, cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, khả năng giải quyết khiếu nại và thực hiện cam kết liên quan học tập và làm việc của sinh viên, đội ngũ cán bộ và giảng viên, khả năng đáp ứng của Nhà trường. Thang đo sự hài lòng gồm 3 biến

Đội ngũ cán bộ và giảng viên Khả năng đáp ứng của Nhà trường Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo Beta: 0.578 Beta:0. 278

quan sát là: Bạn hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường, bạn an tâm và tự tin với môi trường học tập tại trường và bạn sẽ giới thiệu người thân, bạn bè khi họ muốn tìm hiểu thông tin.

Sau khi có kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả tiếp tục kiểm đinh các giả thuyết bằng mô hình hồi quy và thu được kết quả chỉ ra rằng có hai nhân tố tác động chủ yếu đến sự hài lòng của học sinh là đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên và khả năng đáp ứng của nhà trường. Trong đó, đội ngũ giảng viên và nhân viên có tác động mạnh hơn nhân tố khả năng đáp ứng của nhà trường.

Tổng hợp kết quả chương 3, tác giả tiến hành đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường. Nội dung này được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trong chương 3, tác giả đã trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu. Nội dung chương 4, tác giả xác định cụ những mặt mạnh và hạn chế của Nhà trường từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm đánh giá và nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM qua các bước (1) Xác định nguyên nhân cụ thể của từng vấn đề và (2) Đề ra các giải pháp và kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

4.1 Xác định nguyên nhân vấn đề

Muốn có được kết quả và đưa ra giải pháp thích hợp cho vấn đề nghiên cứu, điều trước tiên là phải xác định được nguyên nhân và mức độ tác động của các yếu tố lên độ hài lòng. Kết quả chương 3 cho thấy, sự hài lòng của sinh viên bị tác động chủ yếu bởi hai yếu tố là đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên và khả năng đáp ứng của Nhà trường. Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa và mức độ quan trọng của các nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên. Tác giả tổng hợp được bảng sau.

Bảng 4.1 Trọng số đã chuẩn hóa và giá trị trung bình

Nhân tố Trọng số đã chuẩn hóa Giá trị trung bình X4 Đội ngũ cán bộ và giảng

viên 0.578 2.7436

X5 Khả năng đáp ứng của

Nhà trường 0.278 3.2144

Bảng trên cho thấy nhân tố đội ngũ giảng viên và nhân viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của sinh viên thể hiện ở trọng số cao nhưng lại được sinh viên đánh giá thấp nên nhân tố này cần được nhà trường ưu tiên cải tiến. Dựa vào kết quả được trình bày trong bảng 4.1 kết hợp với việc thăm dò, phỏng vấn trực tiếp các sinh viên tại lớp học, thư viện, phòng tự học, phòng hỗ trợ dịch vụ công nghệ thông tin, tác giả cũng trao đổi với các sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối để có thông tin đầy đủ hơn về các vấn đề liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với Nhà trường. Tác giả đồng thời cũng trao đổi và ghi nhận ý kiến của nhiều giảng viên, nhân viên về việc đào tạo tại trường. Kết quả thu thập được tác giả trình bày cụ thể như sau.

4.1.1 Đội ngũ giảng viên và cán bộ công nhân viên

Trình độ chuyên môn của giảng viên: Đã là giảng viên đứng trên bục giảng để

hướng dẫn và truyền đạt kiến thức chuyên môn cho sinh viên thì giảng viên bắt buộc phải có vốn kiến thức chuyên sâu nhất định. Trước khi được đứng trên bục giảng, các giảng viên này dù là giảng viên chính thức hay không chính thức đều được cán bộ chuyên trách kiểm tra năng lực chuyên môn và sơ bộ về khả năng sư phạm nên yếu tố chuyên môn của giảng viên được đa số sinh viên đánh giá cao.

Khả năng truyền đạt của giảng viên: Mặc dù giảng viên có chuyên môn sâu

nhưng khả năng giảng giải vấn đề để cho sinh viên nắm vững kiến thức là vấn đề khó đo lường. Theo khảo sát, nhiều sinh viên cho rằng khả năng truyền đạt của giáo viên chưa thật sự làm hài lòng, số lượng sinh viên không ý kiến đến hoàn toàn không hài lòng về vấn đền này lên đến 73.8%. Nhiều giảng viên, đặc biệt là các giảng viên bộ môn lý luận- chính trị, các môn lý thuyết lực, cơ học và các môn cơ bản được sinh viên đánh giá rằng bài giảng chưa thực sự thu hút gây hiện tượng nhàm chán và học vẹt kiến thức. Điều này

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)