6 Kết cấu đề tài
3.2.2.2 Phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ
đào tạo
Tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS với thang đo sự hài lòng của sinh viên để tính toán nhân tố thang đo sự hài lòng và thu được kết quả trong bảng 3.13.
Bảng 3.13 Kết quả KMO, Sig, phương sai trích và Eigenvalues
Hệ số Giá trị
KMO .672
Sig. .000
Eigenvalues 2.199
Phương sai trích 73.30%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)
Giả thiết Ho tác giả đưa ra trong phân tích này rằng giữa 3 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Dựa vào bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett’s có giá trị Sig. =0.00 tác giả bác bỏ giả thiết Ho: giữa 3 biến đo lường độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường không có mối liên quan với nhau
Theo bảng 3.13, hệ số KMO có giá trị là 0.672 lớn hơn 0.5, giá trị Eigenvalues là 1.960, tổng phương sai trích là73.30% lớn hơn 50% thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Các hệ số tải nhân tố của 3 biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0.5 nên tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Tác giả tiến hành đặt tên và tính toán Cronbach Alpha cho thang đo sự hài lòng. Hệ số Cronbach Alpha đối với các biến đo lường này sẽ được chấp nhận khi có giá trị không nhỏ hơn 0.6 và hệ số tương quan không nhỏ hơn 0.3. Kết quả được tác giả trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.14 Các biến đo lường sự hài lòng được đặt tên lại và hệ số Cronbach Alpha Ký
hiệu Nhân tố Các biến đo lường
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha
Y Sự hài lòng của sinh viên
Anh/chị hài lòng về chất lượng
dịch vụ đào tạo tại trường .610
.817 Anh/chị yên tâm và tự tin với
môi trường học tập, nghiên cứu tại trường
.761
Anh/chị sẽ giới thiệu cho người
khác về Nhà trường .645
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 01/2014)
Hệ số Cronbach Alpha của nhóm nhân tố độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có giá trị 0.817, lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan của các biến đo lường lớn hơn 0.3 nên các biến đều được chấp nhận. Tác giả dùng phần mềm SPSS với công cụ Transform Compute Variable và hàm Mean để tiến hành nhóm và tính toán lại các biến.