Giới thiệu chung về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 30)

6 Kết cấu đề tài

2.1 Giới thiệu chung về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, thành lập ngày 05.10.1962. Ngày 21.9.1972, Trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức và được nâng cấp thành Trường đại học Giáo dục Thủ Đức vào năm 1974.

Ngày 27.10.1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức trên cơ sở Trường đại học Giáo dục Thủ Đức. Năm 1984, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hợp nhất với Trường trung học Công nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Năm 1991, Trường sát nhập thêm Trường Sư phạm Kỹ thuật 5 và phát triển cho đến ngày nay.

Nằm tại số 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có các ưu điểm của một cơ sở học tập rộng rãi, khang trang, an toàn, nằm ở ngoại ô nhưng giao thông bằng xe bus vào các khu vực của thành phố, đến sân bay và các vùng lân cận rất thuận tiện.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường phổ thông trung học.

Đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động.

Nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và khoa học công nghệ.

Quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và đào tạo giáo viên kỹ thuật ở nước ngoài.

2.1.3 Sứ mạng

Là trường chuyên đào tạo giáo viên kỹ thuật, giáo viên dạy nghề ở bậc đại học và trên đại học cho cả nước, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có sứ mạng quan trọng trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ những người thầy trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hướng tới nền kinh tế tri thức.

Là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam, tiếp cận, áp dụng những phương pháp và phương tiện giảng dạy mới, Trường đào tạo và bồi dưỡng những nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có lý thuyết vững, kỹ năng thực hành cao, nghiệp vụ sư phạm giỏi; cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, phù hợp với thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Là Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Trường là một đơn vị tham mưu tin cậy cho Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách liên quan, là chỗ dựa tin cậy cho các cơ sở đào tạo trong việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học.

2.1.4 Chính sách chất lượng

“Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm mang đến cho người học những điều kiện tốt nhất để phát huy tiềm năng sáng tạo, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội”.

2.1.5 Thành tích của Nhà trường

Với những nỗ lực to lớn của nhiều thế hệ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã vững bước phát triển về mọi mặt. Trường đã được Đảng và Nhà nước dành cho những phần thưởng cao quý:

Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba vào năm 2007, Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1996), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985).

Đảng bộ trường được công nhận là “Đảng bộ Trong sạch - Vững mạnh - Xuất sắc” 13 năm liền (1995-2008).

Công đoàn trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2005), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000); Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động TPHCM tặng cờ “Công đoàn cơ sở Vững mạnh Xuất sắc” trong 12 năm liên tục.

Đoàn Thanh niên được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2004. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên là đơn vị xuất sắc trong khối các trường ĐH, CĐ khu vực TPHCM nhiều năm liền.

Nhiều đơn vị và các nhân của trường được Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; có 13 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và nhiều cán bộ, viên chức được tặng Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục.

2.1.6 Định hướng phát triển của Nhà trường

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bao gồm:

Nâng số lượng giảng viên lên 940 người, trong đó, số giảng viên có trình độ trên đại học đạt trên 85%; Xây dựng, trang bị thêm một hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo chất lượng cao với lưu lượng 20.000 sinh viên học sinh; quản lý điều hành Nhà trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Phấn đấu trở thành một trong tốp 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng trường đại học, trên một số mặt ngang tầm với những trường có uy tín của các nước trong khu vực; Trở thành một trường đa lĩnh vực; Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp và phát huy được năng lực của mình một cách tối đa để cống hiến cho xã hội. Chương trình đào tạo có tính thích ứng cao, bằng cấp của Trường được công nhận một cách rộng rãi trong khu vực và thế giới. Tạo được ảnh

hưởng tích cực đến đời sống tinh thần và vật chất của xã hội, đặc biệt là TPHCM và khu vực phía Nam.

2.1.7 Về chương trình đào tạo

Là một trường đại học công lập vừa có bề dày kinh nghiệm vừa năng động, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng công nghệ trong một môi trường sư phạm, luôn quan tâm và chăm lo cho sinh viên.

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đem đến cho người học nhiều sự lựa chọn bởi đa dạng các bậc học, các loại hình đào tạo và sự phong phú về ngành nghề đào tạo. Hiện nay, trường có 13 khoa với trên 25.000 học sinh, sinh viên đang theo học ở 5 trình độ: thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật; gồm các loại hình đào tạo: Chính quy, Không chính quy.

Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ năm 1992. Tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống về các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, Trường đã mở thêm nhiều ngành mới, đến nay đã có 7 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:

1. Công nghệ Chế tạo máy 2. Cơ học máy

3. Khai thác và bảo trì ô tô, máy kéo 4. Thiết bị, Mạng và Nhà máy điện

5. Lý luận và phương pháp giảng dạy kỹ thuật 6. Kỹ thuật điện tử

7. Sư phạm nghề quốc tế (Hợp tác với ĐH Otto von Guericke, CHLB Đức)

Đi cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tiếp cận thực tế để mở rộng đào tạo 30 ngành đào tạo trình độ đại học:

1. Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

3. Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo máy, Thiết kế máy) 4. Kỹ thuật công nghiệp

5. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (Cơ điện tử, Cơ kỹ thuật) 6. Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Công nghệ tự động)

7. Công nghệ kỹ thuật ôtô (Cơ khí động lực)

8. Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Kỹ thuật Nhiệt-Điện lạnh) 9. Công nghệ in

10. Công nghệ thông tin 11. Công nghệ May

12. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp) 13. Công nghệ kỹ thuật môi trường

14. Công nghệ kỹ thuật máy tính

15. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Công nghệ điện tự động) 16. Quản lý công nghiệp

17. Công nghệ thực phẩm 18. Kế toán

19. Kinh tế gia đình (Kỹ thuật nữ công) 20. Thiết kế thời trang

21. Sư phạm tiếng Anh (Tiếng Anh)

Đào tạo trình độ đại học, các ngành sư phạm kỹ thuật - Sư phạm kỹ thuật điện tử, truyền thông - Sư phạm kỹ thuật điện, điện tử

- Sư phạm kỹ thuật cơ khí - Sư phạm kỹ thuật công nghiệp - Sư phạm kỹ thuật cơ điện tử - Sư phạm kỹ thuật ôtô

- Sư phạm kỹ thuật nhiệt

- Sư phạm kỹ thuật công nghệ thông tin - Sư phạm kỹ thuật xây dựng

Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng: 1. Kỹ thuật Điện - Điện tử 2. Điện Công nghiệp 3. Cơ khí Chế tạo máy 4. Cơ khí Động lực 5. Công nghệ may

Vừa đào tạo nhân lực cho xã hội, vừa để có một môi trường thực hành giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng, Trường còn quan tâm phát triển đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Các ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp: 1. Điện công nghiệp và dân dụng

2. Công nghệ kỹ thuật Điện tử

3. Nhiệt công nghiệp (Nhiệt - Điện lạnh) 4. Công nghệ may

5. Cơ khí ô tô

6. Khai thác và sửa chữa thiết bị cơ khí 7. Kế toán – Tin học

Các nghề đào tạo trình độ CNKT (bậc 3/7) 1. Điện công nghiệp và dân dụng 2. Điện tử

3. Cơ khí (tiện, phay, bào) 4. Sửa chữa ô tô

5. Cơ điện lạnh 6. May công nghiệp

Việc đào tạo đa cấp, đa loại hình và ngành nghề như vậy đã tạo cho Trường một môi trường hoàn toàn chủ động từ việc nghiên cứu đến vận dụng. Mô hình này cũng tạo điều kiện cho người học được “học tập suốt đời” theo hình thức đào tạo liên thông (từ công nhân kỹ thuật lên các bậc cao hơn); được chọn lựa địa điểm học tại trường hoặc tại các địa phương một cách kinh tế và hiệu quả nhất.

Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là định hướng và phương châm đào tạo của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong suốt quá trình hình thành và phát triển gần nửa thế kỷ qua.

Trường đã và đang đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ nhân lực không những chuyên sâu về kiến thức mà còn thuần thục về tay nghề. Đó là một đội ngũ nhân lực “vừa hồng vừa chuyên”; là đội ngũ có thể đứng trên rất nhiều “mặt trận” như: trên bục giảng, trên công trường, trong các nhà máy… trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

Kết quả đạt được là rất nhiều người trong hơn 400 thạc sĩ, 30.000 kỹ sư, 2.000 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật cao được đào tạo từ Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hiện đang nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các nhà trường, doanh nghiệp.

2.1.8 Về cơ sở vật chất

Ngoài cơ sở chính tại số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức với diện tích trên 17 ha, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM còn có một cơ sở rộng trên 4,5 ha tại số 484 Lê Văn Việt, quận 9, TPHCM. Hiện Trường đang xây dựng dự án mở thêm phân hiệu tại Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích trên 80 ha.

Trường có những tiện ích học tập khá tốt, môi trường học tập khuyến khích sự sáng tạo, để mỗi sinh viên đều có cơ hội được nghiên cứu và thực hành.

Trường có hệ thống thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Tính đến nay, số tài liệu của Thư viện Trường lên tới 29.302 đầu sách với 335.514 bản sách và 253 tên báo, tạp chí; đạt đến 115 số đầu sách cho một ngành đào tạo. Các công đoạn trong quản lý thư viện, phục vụ bạn đọc đã được tin học hóa và hiện đại hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.

Thời gian qua, Trường rất chú trọng đầu tư trang thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại. Hiện Trường có 72 xưởng thực hành (diện tích 12.708m2) và 20 phòng thí nghiệm (diện tích 1.908 m2) đủ để người học tiến hành các giờ thực hành và thí nghiệm theo yêu cầu của các ngành đào tạo.

Số máy tính đã được trang bị là 1.517 máy, trong đó: 1.098 máy dùng vào việc giảng dạy, học tập, NCKH, 419 máy dùng trong công tác quản lý và điều hành. Các máy tính được thường xuyên nâng cấp, mạng máy tính nội bộ với tốc độ kênh truyền hiện nay là 512 Kbps hoạt động ổn định cùng với một số đường truyền ADSL tạo cho người dùng lên mạng truy cập thông tin một cách dễ dàng.

Trường hiện có trên 175 phòng học với tổng diện tích là 26.728 m2

; Quy mô diện tích lớp học được sắp xếp phù hợp với yêu cầu của từng chuyên ngành đào tạo: từ 64m2 đến 175m2

. Tỉ lệ bình quân diện tích mặt bằng học tập của 1 sinh viên là 6,66m2. Trung tâm công nghệ cao đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng với diện tích trên 5.000 m2.

Trong 7 năm liền (2002 – 2009), Ký túc xá của Trường được công nhận là Đơn vị văn hóa cấp thành phố. Ngoài ra, trường còn có các sân bãi phục vụ cho các hoạt động thể thao như: sân bóng đá (10.000m2); 3 sân bóng chuyền (756m2); sân tennis (240m2); nhà thi đấu thể thao (720m2

).

2.1.9 Về đội ngũ nhân lực

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hiện có 698 cán bộ, viên chức, trong đó có 538 giảng viên. Số cán bộ, viên chức có trình độ trên đại học đạt gần 60%, trên 100 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh hoặc học cao học ở trong và ngoài nước. Đội ngũ giảng viên của Trường tích cực nghiên cứu khoa học và phát huy mạnh mẽ việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến theo hướng tích cực hóa người học.

Trường liên tục tổ chức cũng như hỗ trợ cho cán bộ, viên chức theo học các chương trình nâng cao trình độ, chuyên môn. Mỗi năm học, Trường mở trên 10 lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ, viên chức.

2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài trãi qua nhiều công đoạn và được tác giả tóm tắt trong mô hình 2.2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát tháng 01/2014)

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Quá trình nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính. Tác giả dựa trên thang đo SERVPERF về độ hài lòng khách hàng kết hợp việc tham khảo, thảo

- Thang đo SERPERF - Chất lượng dịch vụ - Dịch vụ đào tạo - Sự hài lòng khách hàng Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính Điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng n=200

Phân tích Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định ANOVA

Phân tích hồi quy Tổng hợp kết quả

luận cùng các giảng viên nhiều kinh nghiệm và phối hợp với đội cộng tác viên để hình thành thang đo 1.

Trong thang đo này, mô hình nghiên cứu được thiết kế gồm 5 nhân tố cùng 25 câu hỏi khảo sát. Các câu hỏi được thiết kế với nội dung, hình thức được thảo luận và thử nghiệm trên các cộng tác viên và kết hợp khảo sát thử trên 20 sinh viên để cho kết cấu được phù hợp nhất và đi đến bảng khảo sát và thang đo 2.

2.2.2 Nghiên cứu chính thức

Phiếu khảo sát chính thức được in làm 300 bảng và được 10 cộng tác viên hỗ trợ thực hiện trên các sinh viên thuộc tất cả các khoa trong thời gian là tháng 01/2014. Sau khi thu thập, tác giả cùng các cộng tác viên tiến hành tổng kết số liệ và phân tích thông qua phần mềm SPSS 16.0

2.2.2.1 Mẫu nghiên cứu

Với 30 câu hỏi trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mẫu dự kiến là n= 200. Theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Nghiên cứu của tác giả có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nên kích thước mẫu thông thường phải bằng 4 hay 5 lần số biến phân tích nhân tố. Do đó, số phiếu khảo sát là 200 thỏa mãn điều kiện trên. Sau khi khảo sát, tác giả loại bỏ 5 phiếu trả lời sai, sót và thừa. Tổng kết, tác giả thu được 195 phiếu khảo sát hợp lệ cho nghiên cứu.

2.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi các phiếu khảo sát được phát ra cho sinh viên và thu về bởi các cộng tác

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)