6 Kết cấu đề tài
1.1.5.2 Ứng dụng của thang đo trong giáo dục đại học
Sự hài lòng của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngoài đang theo học tại học viện Công nghệ UNITEC, Auckland, New Zealand được Sherry, Bhat, Beaver & Ling (2004) tiến hành đo lường trên thang đó SERQUAL với 5 thành phần và 20 biến quan sát. Kết quả của nghiên cứu này được nhóm tác giả tổng kết rằng sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại trường chịu sự chi phối nhiều bởi nhân tố Cảm thông, Năng lực phục vụ và Khả năng đáp ứng.
Snipes & Thomson(1999) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự cảm nhận của sinh viên trong giáo dục đại học ở 3 bang của Hoa Kỳ trên 6 trường đại học. Từ thang đo 5 thành phần ban đầu, tác giả của nghiên cứu đã chỉ ra 3 thành phần gồm Sự cảm thông, Năng lực đáp ứng và Phương tiện hữu hình có đủ độ tin cậy và phân biệt trong đó yếu tố sự cảm thông của giảng viên có tác động mạnh mẽ nhất.
Nguyễn Thị Duân cũng dựa trên mô hình SERVPERF gồm 5 thành phần (1) độ tin cậy, (2) sự đáp ứng, (3) sự cảm thông, (4) năng lực phục vụ, (5) phương tiện hữu hình để hoàn thành nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của trường Đại học Văn Lang. Nghiên cứu này chỉ ra yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại trường là Sự cảm thông của giảng viên đối với sinh viên từ đó tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại và nâng cao điểm mạnh của Nhà trường.
Tổng hợp nhiều nghiên cứu trước đây, thang đo SERVPERF chứng tỏ được khả năng vượt trội trong việc đánh giá về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học với mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ này.