Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 29)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được trong một khoảng thời gian nhất định.

17

Dư nợ 2012 = (Dư nợ cuối 2011 + DS cho vay 2012) – DS thu nợ 2012

c. Dư nợ cho vay

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Dư nợ của Ngân hàng trong năm được xác định bằng cách lấy dư nợ từ cuối năm cũ chuyển sang cộng với doanh số cho vay trong năm và trừ đi doanh số thu hồi được trong năm. Ví dụ:

d. Nợ xấu

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Nợ xấu là một yếu tố hết sức quan trọng mà bất cứ Ngân hàng nào cũng quan tâm lo ngại vì trong kinh doanh tiền tệ nếu như nợ xấu phát sinh nhiều thì chứng tỏ khả năng hoạt động của Ngân hàng được đánh giá là kém hiệu quả và đặc biệt trong công tác quản lý tín dụng. Điều này thường xảy ra khi khách hàng đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, thường là các doanh nghiệp mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,... Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

 Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo qui định;

 Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (Khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (Khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

18

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (Khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

2.1.9.2 Các chỉ tiêu tương đối

a. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm trong một kỳ kinh doanh của ngân hàng. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn (Thái Văn Đại, 2014, trang 143).

b. Thời gian thu hồi nợ

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời cũng nói lên tình hình sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu thời gian thu hồi nợ càng dài cho thấy ngân hàng đã cho khách hàng chiếm dụng vốn, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả (Thái Văn Đại, 2014, trang 143). c. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân x 360 Thời gian thu hồi nợ (ngày) =

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100 (%) Doanh số cho vay

19

Chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng thanh toán của người đi vay đối với Ngân hàng, nó cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các khoản vay. Nếu doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vòng quay vốn tín dụng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (Thái Văn Đại, 2014, trang 143).

d. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng chiếm càng lớn trong tổng dư nợ thì điều này cho ta biết rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt là rất cao những Ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Theo mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ tiêu này không được vượt quá 3% (Thái Văn Đại, 2014, trang 143).

e. Dư nợ cho vay tiêu dùng/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay tiêu dùng. Nó giúp cho NH đánh giá khả năng cho vay với nguồn vốn huy động (Thái Văn Đại, 2014, trang 143).

f. Nợ xấu cho vay tiêu dùng/Tổng nợ xấu

Chỉ tiêu này dùng để đo lường chất lượng tín dụng, nghĩa là cứ một đồng nợ xấu thì có bao nhiêu đồng nợ xấu cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có chỉ số này thấp nghĩa là chất lượng tín dụng ngân hàng cao.

g. Dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ

Tỷ số này xác định cơ cấu tín dụng theo mục đích cho vay, nghĩa là một đồng đem cho vay của Ngân hàng thì có bao nhiêu đồng dư nợ cho vay tiêu dùng. Giúp đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay không và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100 (%) Tổng dư nợ Dư nợ CVTD Dư nợ CVTD/Vốn huy động = x 100 (lần) Vốn huy động Nợ xấu CVTD Nợ xấu CVTD/Tổng nợ xấu = x 100 (%) Tổng nợ xấu

20

h. Chênh lệch lãi tiêu dùng

Chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra bao nhiêu thu nhập từ lãi. Chỉ số này lớn hơn 1 thì hoạt động tín dụng mới có hiệu quả.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin, số liệu trực tiếp vào báo cáo tháng, quý về hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham khảo các tài liệu giới thiệu về các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Kinh tế, báo chí, truyền thông,...Tham gia thực tế vào quá trình cho vay tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Thành Phố Vĩnh Long. Tìm hiểu và trao đổi với các anh chị đang công tác tại Ngân hàng.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Từ những kiến thức đã học ở trường, kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn. Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Hai phương pháp này cho ta thấy được sự biến động tăng giảm về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.

 Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước.

y1: chỉ tiêu năm sau.

y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Dư nợ CVTD

Dư nợ CVTD/Tổng dư nợ = x 100 (%) Tổng dư nợ

Thu lãi/1 đồng DN tiêu dùng

Chênh lệch lãi tiêu dùng = (lần) Chi phí sử dụng vốn của TDTD

21

 Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của 2 chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước.

y1: chỉ tiêu năm sau.

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. y1 - y0

∆y = x 100 y0

22

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ

VĨNH LONG

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Vĩnh Long được thành lập theo quyết định số 14/QĐHDNH – TCCB ngày 01/05/1995 với tên gọi ban đầu là Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Long Châu chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long.

- Trụ sở đặt tại: Số 14, Đường Hùng Vương, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

- Từ tháng 10/2002 được đổi tên thành: NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long theo quyết định số 170/QĐHĐQT ngày 13/08/2002 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị.

- Ngày 30/04/2009 khi Thị xã Vĩnh Long được nâng lên Thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long thì NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long cũng đổi thành NHNo&PTNT chi nhánh TP. Vĩnh Long.

- Ngày 20/09/2012, Chi Nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Vĩnh Long đổi tên thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long – Thành phố Vĩnh Long.

- Ngày 09/10/2013, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long – Thành Phố Vĩnh Long đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Vĩnh Long – Vĩnh Long.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Vĩnh Long, có:

+ Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng có mã hiệu Ngân hàng trong hệ thống thanh toán, có Bảng cân đối kế toán theo qui định luật pháp Việt Nam và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm

23

vi vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước do chi nhánh NHNo&PTNT TP. Vĩnh Long quản lý.

+ Tổ chức hoạt động theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam với các nhiệm vụ huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ dân cư,… Cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ,…thu, chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Agribank Tỉnh Vĩnh Long giao.

- Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT Thành Phố Vĩnh Long gồm 7 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 8, Phường 9 và 4 xã: Tân Hội, Tân Hòa, Tân Ngãi, Trường An. Phòng giao dịch Số 1 phụ trách địa bàn phường 4. Phòng giao dịch Mỹ Thuận phụ trách địa bàn phường 9 và 4 xã: Tân Hội, Tân hòa, Tân Ngãi, Trường An. Hội sở NHNo&PTNT Thành Phố Vĩnh Long phụ trách các địa bàn còn lại và hỗ trợ các Phòng giao dịch quản lý địa bàn trên.

3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

( Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT VN chi nhánh TPVL)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Thành Phố Vĩnh Long

3.1.3. Chức năng nhiệm vụ

 Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

- Giám đốc: trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp

PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ - HÀNH CHÍNH KIỂM TRA VIÊN PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 PHÒNG GIAO DỊCH MỸ THUẬN

24

vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời, triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

- Phó Giám đốc: thay mặt cho Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, trực tiếp theo dõi và quản lý mọi hoạt động của phòng tín dụng thông qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng.

 Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chánh: gồm có 21 người, phụ trách phòng gồm có 01 Trưởng phòng và 02 phó phòng. Phụ trách phòng có nhiệm vụ duyệt các khoản thanh toán chuyển tiền đi của khách hàng, kiểm tra kiểm soát chứng từ, duyệt các khoản thanh toán chi tiêu nội bộ, khóa sổ quyết toán hằng ngày với Ngân hàng cấp trên. Phòng kế toán ngân quỹ hành chính đóng vị trí trung tâm làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi hoạt động phát sinh hàng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn, thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ. Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên.

 Phòng Kế hoạch kinh doanh: có 07 người.

- Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các nhân viên; là phòng quan trọng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ tín dụng, sản phẩm và dịch vụ của hội sở và 02 phòng giao dịch. Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi cán bộ được phân công phụ trách khu vực trong Thành phố, có thể 01 hoặc 02 phường xã, doanh nghiệp,… mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý được cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng đã quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Trong từng địa bàn quản lý, mỗi nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ giải quyết cho vay đối với các thành phần kinh tế, thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm cơ sở cho Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình nhằm tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện nhiệm vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi trong phạm vi định mức tồn quỹ cho phép đối với mỗi cán bộ tín dụng.

 Kiểm tra viên: 01 người, chịu sự chỉ đạo của phòng kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Long và Ban Giám Đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Thành phố Vĩnh Long, kiểm tra kiểm soát chứng từ kế toán, hồ sơ vay vốn, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lập báo cáo hàng tháng, quý gửi Ngân hàng cấp trên theo quy định, tham gia vào việc xem

25

xét giải quyết khiếu nại khiếu tố của công dân liên quan đến hoạt động Ngân hàng.

3.1.4 Quy trình tín dụng tại Chi nhánh

Hình 3.2: Các bước thực hiện nghiệp vụ cho vay

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng đến liên hệ với ngân hàng để được hướng dẫn về thủ tục vay vốn gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Thẩm định khoản vay, khách hàng vay và tài sản đảm bảo

- Bước 2.1: Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ hợp lý của hồ sơ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng đồng ý cho vay… Sau đó cán bộ tín dụng dựa trên những kết quả thẩm định, đánh giá của mình để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay, biện pháp quản lý hoạt động, mức cho vay, loại tiền, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay.

(3) Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng. Thẩm định khoản vay, khách hàng vay và phương án vay vốn. Đồng ý cho vay Hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng, nhập tài sản trên IPCAS Thông báo từ

chối cho vay

(1) (2.1) (2.2) (4)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)