h. Chênh lệch lãi tiêu dùng
4.3.1.2 Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích
Theo mục đích tiêu dùng thì cầm cố sổ tiết kiệm và thấu chi tài khoản chính là các khoản cho vay tiêu dùng ngắn hạn của Ngân hàng (phân tích ở phần trên) chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người dân, nên số liệu Ngân hàng không có phân theo từng khoản cụ thể mà chỉ có cho vay tiêu dùng trung hạn có số liệu cho từng khoản mục theo mục đích tiêu dùng, nên dưới đây đề tài sẽ phân tích cụ thể các khoản mục của cho vay tiêu dùng trung hạn.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu từng mục đích sử dụng vốn trong doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích, ta nhìn vào hình dưới đây:
Chỉ tiêu 6TĐN/2013 6TĐN/2014
So sánh 6T2013/6T2014
Số tiền Số tiền Số tiền %
- Ngắn hạn 52.686 54.275 1.589 3,02
- Trung hạn 15.251 9.617 (5.634) (36,94)
43
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 - 2013)
Hình 4.3: Cơ cấu DSCV tiêu dùng theo mục đích của Agribank – TPVL (2011 -2013)
Xét về cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng qua 3 năm thì cầm cố sổ tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 40%) trong tổng cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng và đứng sau là xây dựng sữa chữa nhà ở, mua nhà đất ở và chiếm tỷ trọng thấp nhất là mua phương tiện đồ dùng sinh hoạt. Con số này khi xét 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 vẫn có sự tương đồng về cơ cấu cho vay. Điều này chứng tỏ Ngân hàng có mức lãi suất cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, một phần do cầm cố sổ tiết kiệm thì rủi ro rất thấp. Cụ thể theo Thông tư 13/2010/TT – NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thì các khoản phải đòi bằng Việt Nam đồng được bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 0% (trong khi bảo đảm bằng bất động sản tối đa là 50%). Mua phương tiện đồ dùng sinh hoạt chiếm tỷ trọng thấp nhất là do kinh tế khó khăn thu nhập người dân giảm nên họ chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thật sự cần thiết.
=> Sau đây, ta sẽ cùng đi sâu vào phân tích doanh số cho vay tiêu dùng của NH qua các mục đích sử dụng vốn để có cái nhìn chi tiết hơn cũng như nắm được sự biến động qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6TĐN/2014 của từng khoản mục qua hai bảng số liệu 4.7 và 4.8 dưới đây:
44 Bảng 4.7: DSCV tiêu dùng theo mục đích (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cầm cố sổ TK 11.453 77.898 137.132 66.445 580,15 59.234 76,04 Mua nhà, đất ở 3.042 1.420 11.314 (1.622) (53,32) 9.894 696,76 PT,ĐDSH 846 550 2.609 (296) (34,99) 2.059 374,36 XD,SC nhà ở 13.252 9.148 12.748 (4.104) (30,97) 3.600 39,35
Tổng 28.593 89.016 163.803 60.423 211,32 74.787 84,02
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 -2013)
Cầm cố sổ tiết kiệm:
Tiện ích sản phẩm: đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời trong thời gian sổ tiết kiệm chưa đến hạn, thủ tục đơn giản nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch.
Doanh số cho vay cầm cố sổ tiết kiệm luôn tăng trong giai đoạn từ 2011 đến năm 2013. Cụ thể năm 2012 tăng 580,15% so với năm 2011, có thể thấy Ngân hàng nằm ngay trung tâm thành phố với tầng lớp dân cư đa dạng nên việc huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng mạnh và khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên mà họ không có khả năng đáp ứng kịp thời vốn để chi tiêu thì họ sẽ chọn hình thức cầm cố sổ tiết kiệm tại Ngân hàng để phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình. Đến năm 2013 cho vay dưới hình thức này tiếp tục tăng hơn 70% so với năm 2012.
Mua nhà ở, đất ở:
Tiện ích sản phẩm: là sản phẩm cho vay hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà hoặc đất ở, đúng theo mong muốn với mức lãi suất có điều chỉnh 3 tháng/lần, cụ thể:
Ta thấy, doanh số cho vay mua nhà ở, đất ở, qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có xu hướng tăng giảm liên tục trong tổng doanh số cho vay theo mục đích tiêu dùng. Nguyên nhân năm 2012 giảm mạnh (giảm hơn 50%) là do kinh tế có nhiều thử thách khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh tế, khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất
45
nghiệp, hàng trăm nghìn tỷ đồng có nguy cơ mất trắng khi thị trường bất động sàn đóng băng (theo VnExpress)...Ngày 7/1/2013 theo Nghị quyết số 02/NQ- CP của Chính phủ, khoảng 30.000 tỷ đồng sẽ được “bơm” ra hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại với lãi suất ưu đãi 5%...Agribank – TPVL đã thực hiện gói cho vay này kết quả năm 2013 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 11.314 triệu đồng tức tăng 696,76 triệu đồng.
Mua phương tiện, đồ dùng sinh hoạt:
Tiện ích sản phẩm: là sản phẩm cho vay hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe gắn máy, ôtô các loại (ô tô con, ô tô khách, ô tô tải, ô tô chuyên dùng) phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh... là sản phẩm cho vay nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm các vật dụng gia đình như tivi, tủ lạnh, laptop… hay thanh toán học phí nhằm cải thiện sinh hoạt và đời sống của mỗi người.
Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy doanh số cho vay về mục đích này cũng có nét tương đồng với khoản mục mua nhà ở đất ở. Cụ thể năm 2012 giảm 34,99% so với năm 2011. Khi chúng ta mua phương tiện đi lại hay các đồ đùng sinh hoạt thì sau khi mua và sử dụng nó thì sẽ phát sinh nhiều chi phí như tiền xăng, tiền điện, tiền bảo trì sửa chữa,... Mặt khác năm 2012 kinh tế có những khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nên họ chi tiêu tiết kiệm. Đến năm 2013 cho vay dưới hình thức này đạt 2.059 triệu đồng tức tăng 374,36% so với năm 2012. Nguyên nhân này tăng là do:
- Thứ nhất, đối với giới trẻ và người có thu nhập thấp. Họ không thể bị động trước cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu về tiêu dùng đòi hỏi ngày một được nâng cao hơn. Họ không thể đợi cho đến lúc có tuổi mới tiết kiệm đủ tiền xe máy, ôtô đắc tiền . Vì thế, họ luôn chủ động để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình bằng việc mua trả góp những gì cần thiết để phục vụ đời sống, giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ.
- Thứ hai, là do Ngân hàng đã có chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng thu hút khách hàng đến vay, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm giúp đỡ khách hàng, các chính sách ưu đãi cũng là một nguyên nhân thu hút khách hàng đến với Agribank - TPVL ngày càng nhiều hơn.
Xây nhà, sửa chữa nhà ở:
Tiện ích sản phẩm: là sản phẩm cho vay hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng, sửa chữa nhà ở đúng theo mong muốn. Là dịch vụ sản phẩm
46
có lượng khách hàng tương đối nhiều và chỉ đứng sau cầm cố sổ tiết kiệm về mặt tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng.
Ta thấy, doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có xu hướng tăng giảm không đều. Tuy nhiên, Ông bà xưa có câu “An cư thì mới Lạc nghiệp” nghĩa là khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở trước. Đây là một lời nhắc nhở hay một kế hoạch để an tâm vì một khi đời sống gia đình ổn định thì tất cả thời gian và tâm huyết sẽ được dành cho công việc như thế sẽ giúp mọi việc thuận lợi, suôn sẽ hơn. Nắm bắt và thấu hiểu được câu nói này Ngân hàng luôn ưu tiên phát triển trong việc cho vay mua, xây dựng hay sửa chữa nhà ở để phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân.
Bảng 4.8: DSCV tiêu dùng theo mục đích (6TĐN/2014)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6TĐN/2013 6TĐN/2014
So sánh 6T2013/6T2014
Số tiền Số tiền Số tiền %
Cầm cố sổ TK 52.686 54.275 1.589 3,02
Mua nhà,đất ở 8.319 1.250 (7.069) (84,97)
PT, ĐDSH 500 360 (140) (28)
XD, SC nhà ở 6.432 8.007 1.575 24,49
Tổng 67.937 63.892 (4.045) (5,95)
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL,6TĐN/2013,6TĐN/2014)
Qua bảng ta thấy, tình hình doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều nét khá tương đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên đến 6TĐN/2014 kinh tế tiếp tục vấp phải những khó khăn dẫn đến thu nhập người dân giảm và gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ có quá nhiều rào cản với người có nhu cầu như là khách hàng vay gói 30.000 tỷ đồng phải chắc chắn rằng chưa được vay vốn hỗ trợ lãi suất từ các Ngân hàng khác để mua, thuê nhà ở và được duyệt nhanh hơn nếu khách hàng là cán bộ công viên chức, lực lượng vũ trang, khách hàng phải thanh toán 20% giá trị mua nhà...Từ những nguyên nhân trên dẫn đến nhu cầu mua nhà ở và đất ở cũng giảm theo trong 6 tháng đầu năm 2014 (giảm mạnh hơn 80%).
47