h. Chênh lệch lãi tiêu dùng
4.3.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tiêu dùng theo mục đích
Để thấy rõ hơn về sự thay đổi của từng mục đích sử dụng vốn qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ta cùng phân tích biểu đồ dưới đây.
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 -2013)
Hình 4.6: Cơ cấu DSTN tiêu dùng theo mục đích của Agribank – TPVL (2011 -2013)
Nhận xét hình trên, ta thấy rằng cơ cấu doanh số thu nợ qua 3 năm từ 2011 đến 2013 và 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 có nét tương đồng và biến động cùng chiều với doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn cùng kỳ. Trong đó doanh số thu nợ tiêu dùng tập trung mục đích cầm cố sổ tiết kiệm và chiếm một tỷ trọng khá cao (trên 80%) điều đó chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của NH đã đạt được nhiều kết quả khả quan đáng khích lệ.
=> Đi vào chi tiết hơn ta cùng xem hai bảng số liệu dưới đây để có cái nhìn sâu sắc hơn về sự thay đổi của từng khoản mục trong phân loại doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn để biết được thực trạng thu hồi nợ của NH từ đó có những biện pháp hữu hiệu nâng cao công tác thu hồi nợ.
52 Bảng 4.11: DSTN tiêu dùng theo mục đích (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh So sánh 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cầm cố sổ TK 5.840 77.086 97.568 71.246 1219,97 20.482 26,57 Mua nhà,đất ở 7.082 3.971 4.245 (3.111) (43,93) 0.274 6,90 PT,ĐDSH 2.221 1.594 1.092 (0.627) (28,23) (0.502) (31,49) XD,SC nhà ở 14.996 6.317 13.537 (8.679) (57,88) 7.220 114,29
Tổng cộng 30.139 88.968 116.442 58.829 195,19 27.474 30,88
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 - 2013)
Việc phấn đấu đạt doanh số cho vay cao là một thành công nhưng trong doanh số cho vay đó có hiệu quả hay không thì doanh số thu nợ mới là con số phản ánh chính xác được kết quả, nó chính là câu trả lời cho câu hỏi về việc có hiệu quả sử dụng vốn ra sao. Bởi vì những hợp đồng tín dụng có hiệu quả mới có thể hoàn trả nợ gốc và lãi Ngân hàng. Qua bảng 4.11 ta thấy doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng có xu hướng tăng đều, cụ thể:
Cầm cố sổ tiết kiệm: từ năm 2011 đến năm 2013 thì doanh số thu nợ có sự biến động tương đồng với doanh số cho vay. Đặc biệt ở năm 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc của qui mô tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm nên khả năng thu hồi vốn cũng như tái đầu tư cũng tăng lên mạnh mẽ.
Mua nhà ở, đất ở:
- Năm 2012 giảm hơn 40% so với năm 2011. Năm 2012 thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, tình hình giao dịch không mấy khả quan khi các dự án nhà, đất giảm giá ồ ạt và tâm lý người mua vẫn tiếp tục chờ giá giảm thêm. Có một nghịch lý đang diễn ra phân khúc thị trường nhà ở là nguồn cung rất dồi dào, nguồn cầu cũng rất lớn nhưng cung và cầu chưa gặp nhau do giá còn khá cao so với thu nhập của người dân. Chính vì thế mà đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay của Ngân hàng điều này kéo theo sự giảm xuống của doanh số thu nợ.
- Năm 2013 doanh số thu nợ đạt 4.245 triệu đồng tăng 6,90% tương ứng tăng 0.274 triệu đồng so với năm 2012. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long với tầng lớp dân cư dày đặc và vấn đề người nhập cư ngày càng gia tăng nên nhu cầu nhà ở đất ở cũng tăng cao. Đây là một mặt tốt
53
cho Ngân hàng để mở rộng hoạt động tín dụng để gia tăng doanh số cho vay và kết hợp với công tác thu nợ có hiệu quả để tăng doanh số thu nợ.
Mua phương tiện, đồ dùng sinh hoạt:
- Năm 2012 giảm hơn 25% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục giảm hơn 30% so với năm 2012. Ngân hàng cần xem xét công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng có đạt hiệu quả hay không, cán bộ tín dụng theo dõi thu nhập của khách hàng để khách hàng có thể trả nợ đúng theo hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng trì truệ trong việc thanh toán các khoản vay thì cần có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến doanh số thu nợ. Mặt khác, mua phương tiện và đồ dùng sinh hoạt khi qua sử dụng không tránh khỏi tình trạng bị hư hỏng phải tốn các khoản chi phí sửa chữa nên phần nào cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân.
Xây nhà, sửa chữa nhà ở:
- Năm 2012 giảm hơn 50% so với năm 2011, sang năm 2013 thì xây dựng và sửa chữa nhà tăng mạnh hơn 110% so với năm 2012. Khoản vay xây dựng và sửa chữa nhà thường là những khoản vay trung hạn, nên khách hàng rất có ý thức cho việc trả nợ trong tương lai, họ có thời gian để trả nợ và tạo ra thu nhập cho chính mình nên công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng được diễn ra thuận lợi.
Ngân hàng cho vay đa dạng các sản phẩm tiêu dùng, nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, do đặc điểm kinh doanh của các sản phẩm này là khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố thiên nhiên hay môi trường kinh tế…nên đã phần nào tác động đến tình hình thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Tiếp sau đây là thực trạng thu nợ tiêu dùng theo mục đích của 6 tháng đầu năm 2014, giúp chúng ta có khái nhìn khái quát và cụ thể hơn về tình hình thu nợ tiêu dùng trong thời gian tới.
54
Bảng 4.12: DSTN tiêu dùng theo mục đích (6TĐN/2014)
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL,6TĐN/2013,6TĐN/2014)
Nhìn vào bảng ta thấy, 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều nét tương đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình kinh tế những tháng đầu năm có sự phục hồi dẫn đến thu nhập người dân tương đối ổn định nên việc trả nợ Ngân hàng ở các khoản mục đều tăng.