Mục tiêu định hướng trong năm 2014 của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44)

h. Chênh lệch lãi tiêu dùng

3.3.3 Mục tiêu định hướng trong năm 2014 của Ngân hàng

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Thành Phố Vĩnh Long vì chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn nên gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Vì vậy trong năm 2014 thì Ngân hàng đã có những định hướng phát triển như:

- Mục tiêu chung: Đẩy mạnh huy động vốn với cơ cấu hợp lý, ổn định nguồn vốn, tự chủ về vốn hoạt động. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, chú trọng khai thác khách hàng, các dự án đầu tư trung và dài hạn. Mở rộng khách hàng, phát triển hoạt động dịch vụ, nợ quá hạn dưới mức quy định, đảm bảo an toàn thanh toán, tự chủ cân đối vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, năng suất lao động.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 là 810.000 triệu đồng với tốc độ tăng 15% so với năm 2013.

+ Tổng dư nợ đến 31/12/2014 là 574.362 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2013. Thu ngoài tín dụng: Tăng trưởng 20% so với năm 2013.

+ Chất lượng tín dụng: Đảm bảo an toàn và giảm tối đa nợ xấu với tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/Tổng dư nợ.

32

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ VĨNH LONG

4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY DỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, do đó nguồn vốn đối với Ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng và quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi chảy xuyên suốt và thuận lợi. Vì vậy việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân đòi hỏi phải tăng cường đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hóa khách hàng, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.

Giai đoạn năm 2011 - 2013

Huy động vốn là nghiệp vụ nền tảng cho những hoạt động kinh doanh khác, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank – TPVL (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Nợ các TCTD 492 10 33 (482) (97.97) 23 230.00 2. TG của KHCN 521.588 605.750 673.301 84.162 16.14 67.551 11.15 3. Phát hành GTCG 21.920 27.391 31.022 5.471 24.96 3.631 13.26 Tổng cộng 544.000 633.151 704.355 89.151 16.39 71.204 11.25

33

Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm xem như là Ngân hàng đã phát huy được lợi thế về mạng lưới của Chi nhánh và PGD. Vốn huy động đã lớn hơn dư nợ cho vay chứng tỏ nguồn vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tính đến hết năm 2012 tổng vốn huy động là 633.151 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2011 là 16,39% tương đương 89.151 triệu đồng. Đến năm 2013 tiếp tục tăng 71.204 triệu đồng tương ứng 11,25% so với năm 2012. Yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong công tác huy động vốn này là do lượng tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư tương đối cao cộng với ý thức tiết kiệm của người dân được nâng lên. Đồng thời cán bộ tín dụng có điều kiện thường xuyên xuống địa bàn công tác và luôn mang theo các tờ bướm, tờ rơi, thông báo lãi suất, các thể lệ tiết kiệm để tuyên truyền và vận động khách hàng ở mọi lúc mọi nơi, các cán bộ tín dụng còn điều tra, khảo sát mở rộng các quan hệ đối tác để thu hút tiền gửi dân cư, tiền gửi thanh toán của đơn vị, thực hiện quảng bá các sản phẩm dịch vụ ( hộ xuất khẩu lao động, hộ Việt kiều,…). Tóm lại, do khả năng thu hút vốn huy động một cách linh hoạt đã giúp NH có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa. Nguồn vốn huy động lớn nhất của Ngân hàng là tiền gửi của khách hàng dân cư, đây là nguồn vốn ổn định và có số lượng rất lớn chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh và tăng đều qua các năm.

Giai đoạn 6TĐN/2014

Nếu như vấn đề hàng ngày của các doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của Ngân hàng chính là huy động vốn để cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn cho các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Agribank – TPVL ( 6TĐN/2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6TĐN/ 2013 6TĐN/ 2014

Chênh lệch 6TĐN2013/6TĐN2014

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ %

1. Nợ các TCTD 91 87 (4.000) (4.40)

2. TG của KHCN 629.396 701.028 71.632 11.38

3. Phát hành GTCG 28.708 3.360 (25.348) (88.30)

Tổng cộng 658.195 704.475 46.280 7.03

34

Nhờ vào kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing nhằm tạo hình ảnh tốt cũng như giới thiệu rộng rãi hơn các sản phẩm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của NH với các tầng lớp dân cư,… Ta có thể thấy 6TĐN/2014 tổng nguồn vốn huy động là 704.475 triệu đồng tăng 46.280 triệu đồng tương ứng 7,03% so với cùng kì năm ngoái. Tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động là tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm hơn 90% và tiền gửi này đa phần là tiền gửi tiết kiệm nên có tính ổn định cao và dễ sử dụng đối với NH. Do đó, NH nên tối ưu sử dụng nguồn vốn này để đạt được hiệu quả cao nhất.

4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Cho vay là một trong các hoạt động quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất của Ngân hàng Thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng đều lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho Ngân hàng mình. Huy động vốn đã khó khăn, sử dụng vốn làm sao hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng cao nhất lại càng khó hơn. Chính điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công việc, tìm kiếm đúng khách hàng cho vay, thẩm định hiệu quả các phương án cho vay. Bên cạnh tìm kiếm khách hàng mới, Ngân hàng cần có các chính sách ưu đãi để giữ chân các khách hàng truyền thống của mình. Việc gia tăng được nguồn vốn huy động qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao, Ngân hàng đã đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư.

Giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Bảng 4.3: Tình hình HĐTD của Agribank – TPVL (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền Tỷ lệ % DSCV 510.834 676.689 875.294 165.855 32,47 198.605 29 DSTN 542.983 599.159 807.196 56.176 10,35 208.037 34,72 Dư nợ 376.518 454.048 522.147 77.530 20,59 68.099 15 Nợ xấu 13.383 3.044 2.275 (10.399) (77,25) (769) (25,26)

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 -2013)

Nhìn chung hoạt động tín dụng của Argribank – TPVL từ năm 2011 – 2013 đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

35

Doanh số cho vay: Cùng với mục tiêu thắt chặt tín dụng của NHNN, Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ nâng cao tỷ trọng cho vay “ Tam nông” hạn chế cho vay trung và dài hạn…Cụ thể, doanh số cho vay năm 2012 là 676.689 triệu đồng tăng 165.855 triệu đồng tương đương 32,47% so với năm 2011. Ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm tín dụng được triển khai một cách triệt để, kết quả là thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn làm tăng doanh số cho vay. Với tốc độ đó đến năm 2013 doanh số cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng lên 875.294 triệu đồng tăng 198.605 triệu đồng tương đương 29% so với năm 2012. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy sự cố gắng của cán bộ tín dụng Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện các thủ tục xin vay vốn đồng thời với tác phong phục vụ “Mang phồn thịnh đến khách hàng” nên doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng liên tục.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ của khách hàng có thể tùy theo thỏa thuận của Ngân hàng với người vay. Khi thực hiện cho vay, Ngân hàng luôn thực hiện phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững”. Chính vì thế khi Ngân hàng cho mỗi một khách hàng vay thì Ngân hàng luôn xem xét kỹ về khả năng trả nợ của khách hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của Agribank – TPVL đều tăng, phù hợp với tình hình cho vay của Ngân hàng trong những năm qua. Doanh số thu nợ có chiều hướng tốt, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2011 là 542.983 triệu đồng. Sang năm 2012 doanh số này đạt 599.159 triệu đồng tức tăng 10,35% so với năm 2011 tương đương 56.176 triệu đồng. Nguyên nhân do trong giai đoạn này đa phần các khoản cho vay của Ngân hàng tập trung vào thời hạn ngắn do vòng quay vốn nhanh, thời hạn cho vay ngắn nên thu hồi nợ dễ dàng. Bên cạnh đó, do khách hàng vay vốn của Ngân hàng là khách hàng truyền thống và hoạt động ổn định đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Đến năm 2013 công tác thu nợ đạt 807.196 triệu đồng so với năm 2012 tăng 208.037 triệu đồng tức tăng 34,72%. Do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng hóa không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất, làm cho thu nhập thấp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng dẩn đến doanh số thu nợ chỉ tăng nhẹ qua các năm.

Dư nợ: Do công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt, nguồn vốn thu hồi về nhanh, Ngân hàng tiếp tục cho vay làm dư nợ tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 454.048 triệu đồng tăng 77.530 triệu đồng tương đương 20,59% so với năm 2011. Thời gian gần đây nhờ tận dụng lợi thế của Ngân hàng về vị trí địa lý, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh doanh ngày càng hoàn thiện đồng thời

36

NH tăng cho vay ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ do nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đến năm 2013 dư nợ ở mức 522.147 triệu đồng tăng 68.099 triệu đồng tương đương 15% so với năm 2012. Chỉ tiêu dư nợ đã phần nào đánh giá được hoạt động tín dụng của NH, đảm bảo khả năng xoay chuyển vốn của NH. Đóng góp một phần vào kinh tế địa bàn.

Nợ xấu: Năm 2011 nợ xấu là 13.383 triệu đồng, nợ xấu khá cao do năm 2011 lạm phát cả nước tăng cao 18,13% (theo Tổng cục Thống kê), đối tượng chủ yếu của những hộ sản xuất và doanh nghiệp, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến các khoản nợ khó thu hồi làm phát sinh thêm nợ xấu. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long, các cơ quan đơn vị đã thực hiện công tác kiềm chế lạm phát và đã có những kết quả khả quan trong những năm tiếp theo. Năm 2012, nợ xấu là 3.044 triệu đồng giảm mạnh so với năm 2011 là 10.339 triệu đồng, tức giảm 77,25%. Sau khi triển khai các chương trình phân loại, phân tích món vay, cơ cấu loại nợ,…Nợ xấu đã giảm mạnh và tiếp tục giảm ở năm 2013 là 769 triệu đồng tương đương 25,26%.

Giai đoạn 6TĐN 2014

Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Agribank – TPVL cũng như các Agribank khác vẫn mang nặng đặc trưng của một Ngân hàng nông nghiệp là chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ nông dân, tuy địa bàn hoạt động của Ngân hàng nằm tại trung tâm Thành Phố nhưng do thuận lợi của điều kiện tự nhiên nên việc sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển mạnh mẽ. Cùng với đặc trưng đó thì tình hình sản xuất nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2014 được ghi nhận với những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm do ảnh hưởng của tình hình Biển Đông vì Trung Quốc vốn là thị trường lớn của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như lúa gạo, cao su,…Nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế và đặc trưng của Ngân hàng, Agribank – TPVL không ngừng mở rộng đối tượng vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phân bổ nhân sự tốt đúng người đúng việc…Mặt khác, chi phí đầu vào đối với sản xuất và giá tiêu dùng tăng do nền kinh tế trong nước ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của Mỹ (nền kinh tế Mỹ bị suy thoái, thị trường tài chính, thị trường nhà cửa bất ổn) làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, để có thể xoay sở các doanh nghiệp chọn giải pháp vay vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu tiếp tục sản xuất theo kế hoạch. Chính vì vậy làm cho hoạt động Ngân hàng ngày càng một phát triển.

37 Bảng 4.4: Tình hình HĐTD của Agribank – TPVL ( 6TĐN/2014) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6TĐN/ 2013 6TĐN/ 2014 Chênh lệch 6TĐN2013/6TĐN2014

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ %

Doanh số cho vay 382.952 396.387 13.435 3.51

Doanh số thu nợ 344.782 416.234 71.452 20.72

Dư nợ 492.218 502.300 10.082 2.05

Nợ xấu 2.449 2.294 (0.155) (6.33)

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL,6TĐN/2013,6TĐN/2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của 6TĐN/2014 đều tăng so với 6TĐN/2013 còn nợ xấu thì có xu hướng giảm. Cụ thể, doanh số cho vay 6TĐN/2014 là 396.387 triệu đồng tăng 13.435 triệu đồng tức tăng 3.51% so với 6TĐN/2013. Do công tác thu nợ được theo dõi chặt chẽ, NH có chính sách thận trọng trong việc cho vay, lấy chất lượng tín dụng hàng đầu, áp dụng nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo thu hồi nợ, xử lý các món vay quá hạn nhằm tái tạo nguồn vốn cho vay,… Dẫn đến doanh số thu nợ 6TĐN/2014 là 416.234 triệu đồng tương đương 71.452 triệu đồng tức tăng 20,72% so với 6TĐN/2013.Còn dư nợ 6TĐN/2014 là 502.300 triệu đồng tăng 10.082 triệu đồng tức tăng 2.05% so với 6TĐN/2013 là 492.218 triệu đồng. Hoạt động cho vay luôn tồn tại nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Một khi khách hàng đi vay gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Khi đó khách hàng không đủ khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng thời hạn. Vì thế phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều đáng mừng là nợ xấu 6TĐN/2014 của NH giảm 0.155 triệu đồng tức giảm 6,33% so với cùng kỳ năm ngoái, do công tác triệt tiêu nợ xấu của ngân hàng được đẩy mạnh, mặt khác ngân hàng cho vay có chọn lọc khách hàng, cán bộ tín dụng có ý thức trong việc xử lý nợ và tích cực thu hồi nợ bằng mọi cách có thể nên tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy còn nhiều khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu, nhưng với sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ ngân hàng trong thời gian qua cũng góp phần hạn chế tỷ lệ gia tăng nợ xấu

38

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN NĂM

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)