Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 68)

h. Chênh lệch lãi tiêu dùng

4.3.3.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Dư nợ cho vay tiêu dùng của NH cũng được phân loại thành dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn và dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích. Nhưng trước hết ta cùng xem xét hình 4.8 dưới đây để nắm rõ cơ cấu về dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn để biết được rằng dư nợ tiêu dùng của Chi nhánh thường tập trung ở kỳ hạn nào.

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 -2013)

Hình 4.8: Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo thời hạn của Agribank – TPVL (2011 -2013)

56

Nhìn vào cơ cấu biểu đồ 4.8 ta thấy rằng dư nợ cho vay tiêu dùng trung hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay, tại thời điểm cuối tháng 6/2013 và cuối tháng 6/2014 thì dư nợ cũng có cơ cấu tương tự. Như vậy cho ta thấy rằng NH chú trọng cho vay đối với trung hạn. Tuy nhiên, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn ở thời điểm cuối năm 2012 lại có xu hướng tăng lên từ 24,10% lên chiếm 53,64% dư nợ tiêu dùng (cuối năm 2013). Còn cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng trung hạn có xu hướng giảm cụ thể cuối năm 2013 chỉ còn 46,36%. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn cuối năm của dân cư và hộ gia đình tăng mạnh, hơn nữa giai đoạn năm 2012 như đã phân tích là giai đoạn khá khó khăn và là giai đoạn có nhiều sự biến động về lãi suất khiến khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn hơn so với vay trung hạn.

Sau khi phân tích được cơ cấu về thời hạn của dư nợ cho vay tiêu dùng, bảng 4.12 dưới đây sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn chi tiết hơn nữa về sự thay đổi của từng khoản mục trong dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn từ đó cho thấy NH đang tập trung cho vay trong kỳ hạn nào để có những giải pháp nâng cao dư nợ trong thời gian tới.

Bảng 4.13: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh So sánh

2013/2012 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 10.739 11.552 51.116 0.813 7,57 39.564 342,49 - Trung hạn 37.143 36.378 44.175 (0.765) (2,06) 7.797 21,43

Tổng cộng 47.882 47.930 95.291 0.048 0,10 47.361 98,81

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011 -2013)

Nếu như doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thì đến đây dư nợ là một yếu tố phản ánh thực tế kết quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho biết Ngân hàng còn bao nhiêu tiền phải thu về cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng đối với khách hàng có tăng hay không. Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng qua 3 năm ngày càng tăng, điều này chứng tỏ quy mô và hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả, ta thấy:

57  Đối với dư nợ ngắn hạn:

- Có sự tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng không ngừng tăng qui mô tín dụng đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn. Phần lớn cư dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khả năng hoàn vốn nhanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày là rất lớn. Ngoài ra, so với cho vay trung hạn thì cho vay ngắn hạn mức độ rủi ro thấp hơn nhiều. Do đó ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng ngắn hạn.

Đối với dư nợ trung hạn:

- Dư nợ cho vay trung hạn có xu hướng tăng giảm liên tục, cụ thể: Năm 2012 dự nợ cho vay trung hạn là 36.378 triệu đồng giảm nhẹ 2,06% tương ứng giảm 0.765 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay và thu nợ trung hạn qua 3 năm giảm đã kéo theo sự giảm xuống của dư nợ là điều tất yếu. Đến năm 2013 dư nợ tăng hơn 20% so với năm 2012. Dư nợ tăng qua các năm thể hiện hai mặt:

+ Thứ nhất là mặt tốt vì dư nợ tăng đồng nghĩa với quy mô cho vay tăng lên.

+ Thứ hai là dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc những khoản nợ chưa thu hồi được còn nhiều.

Bảng 4.14: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (6TĐN/2014)

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL,6TĐN/2013,6TĐN/2014)

Tăng trưởng tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu của hầu hết các ngân hàng vì đó là cơ sở để tạo lợi nhuận cho ngân hàng, không ngoài mục tiêu đó dư nợ tín dụng của Chi nhánh cũng tăng qua 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu 6TĐN/2013 6TĐN/2014

So sánh 6T2013/6T2014

Số tiền Số tiền Số tiền %

- Ngắn hạn 9.545 43.954 34.409 78,28

- Trung hạn 42.660 41.057 (1.603) (3,90)

58

- Do Chi nhánh thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 15/01/2014 về việc triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo qui định của pháp luật, điều đó đã làm cho dư nợ ngắn hạn 6TĐN/2014 đạt 43.954 triệu đồng tăng 78,28% tương ứng tăng 34.409 triệu đồng so với 6TĐN/2013. Mặt khác, vốn huy động có kỳ hạn ngắn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng nên ngân hàng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu cho vay ngắn hạn, vì nếu cho vay trung hạn sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Cho vay tiêu dùng ngắn hạn có nhiều tiềm năng phát triển trên địa bàn, do ngân hàng nằm tại trung tâm thành phố nơi có nhiều hoạt động mua bán diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn để tiêu dùng tương đối cao, làm cho doanh số cho vay tiêu dùng này tăng dẫn đến dư nợ tăng. Vì vậy, ngân hàng cần đáp ứng đủ vốn và kịp thời cho các sản phẩm của cho vay tiêu dùng mà ngân hàng mang lại cho khách hàng để nâng cao lợi nhuận và góp phần phát triển kinh tế của thành phố trong thời gian tới.

- Do 6TĐN/2014 doanh số cho vay trung hạn giảm còn doanh số thu nợ tăng dẫn đến dư nợ giảm và tình hình kinh tế những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn NH hạn chế cho vay trung hạn do có tính rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ chậm hơn ngắn hạn.

=> Mặc dù có sự tăng giảm của dư nợ ngắn hạn và trung hạn nhưng tổng dư nợ 6TĐN/2014 thì lại tăng nguyên nhân là do NH đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, mặt khác tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm này có phát sinh thêm một số khách hàng xin vay để đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ, từ đó mà dư nợ này tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, do sự tồn đọng của những khoản nợ của 6TĐN/2013 kết chuyển sang và sự phát sinh những khoản nợ mới tại ngân hàng, cùng với đó là những khó khăn trong quá trình thu hồi nợ cũ dẫn đến dư nợ tăng trong những tháng đầu năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)