Phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 76)

h. Chênh lệch lãi tiêu dùng

4.3.4.2 Phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích

Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu tiêu dùng tại Chi nhánh, đề tài sẽ đi vào phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn. Qua đó, NH cần đưa những biện pháp để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất và phù hợp cho từng khoản mục nhằm mang lại kết quả tốt cho NH. Hai bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện thực trạng nợ xấu tiêu dùng.

Chỉ tiêu 6TĐN/2013 6TĐN/2014

So sánh 6T2013/6T2014

Số tiền Số tiền Số tiền %

- Ngắn hạn 0 23 23 100

- Trung hạn 821 770 (51) (6,21)

64

Bảng 4.19: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh So sánh 2013/2012 2012/2011 Số Số Số Số % Số tiền % tiền tiền tiền tiền

Cầm cố sổ TK 0 0 0 0 0 0 0 Mua nhà,đất ở 20 0 0 (20) (100) 0 0 PT,ĐDSH 37 11 0 (26) (70,27) (11) (100) XD,SC nhà ở 1.303 897 770 (406) (31,16) (127) (14,16)

Tổng cộng 1.360 908 770 (452) (33,24) (1380 (15,20)

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL năm 2011- 2013)

Qua bảng số 4.19 ta thấy nợ xấu cho vay tiêu dùng qua 3 năm 2011, 2011, 2013 có xu hướng ngày càng giảm. Đây là một kết quả tốt đánh dấu bước ngoặc thành công của Ngân hàng trong công tác quản lý và thu hồi nợ, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank - TPVL ngày càng hiệu quả.

Ta thấy, nợ xấu của mục đích vay xây dựng và sửa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu tiêu dùng. Nguyên nhân là do trong cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở thì khách hàng phải cần nhiều tiền, nên khách hàng cần nhiều thời gian để hoàn trả nên đa phần họ chọn tín dụng trung hạn. Trong thời gian đó không biết được tình hình kinh tế biến động như thế nào (lạm phát, giả cả leo thang và chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng tăng cao) chính vì lý do đó mà lãi suất cho vay trung hạn sẽ cao lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nợ xấu cho vay xây dựng và sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu của các mục đích cho vay còn lại nhưng trong thời gian này nó lại có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy chính sách tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng NH ngày càng hiệu quả.

Sau khi phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích qua 3 năm 2011- 2013, tã đã có một cái nhìn khái quát về thực trạng nợ xấu tiêu dùng tại Chi nhánh và bảng 4.20 dưới đây sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn nữa về sự thay đổi của từng khoản mục trong nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích trong 6 tháng đầu năm 2014.

65

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank – TPVL,6TĐN/2013,6TĐN/2014)

Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Cầm cố sổ tiết kiệm phát sinh 23 triệu đồng, các khoản mục còn lại đều giảm. Như đã phân tích ở phần trên thì nợ xấu ở khoản mục này rất khó xảy ra, nhưng do một số khách hàng đến gửi tiết kiệm đã nhận lãi trước và chỉ còn số tiền gốc trên sổ tiết kiệm nên khi họ có nhu cầu vốn và đến vay bằng cách cầm cố sổ tiết kiệm thì lúc này số tiền gốc không đủ để bù đắp cho khoản vay cộng với mức lãi mà họ đã vay tại Ngân hàng nên đã xảy ra nợ xấu. Ngân hàng cần theo dõi khả năng trả nợ của khách hàng để có thể cho vay với một mức cho vay phù hợp tránh tình trạng cho vay mà khách hàng trả nợ chậm hơn ngày đáo hạn sổ tiết kiệm.

4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Nhìn chung, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều có sự tăng trưởng qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, còn nợ xấu trong giai đoạn này thì có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ Agribank – TPVL luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ cho vay tạo điều kiện để nâng cao vị thế với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu dưới đây ta có thể đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đã đạt được trong 3 năm 2011, 2012, 2013 như sau:

4.4.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng/Vốn huy động

Chỉ tiêu 6TĐN/2013 6TĐN/2014

So sánh 6T2013/6T2014

Số tiền Số tiền Số tiền %

Cầm cố sổ TK 0 23 23 100

Mua nhà,đất ở 0 0 0 0

PT,ĐDSH 1 0 (1) (100)

XD,SC nhà ở 820 770 (50) (6,10)

66

Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng. Nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay tiêu dùng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay nhỏ đều không tốt.

Bảng 4.21: Dư nợ CVTD trên vốn huy động của ngân hàng năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng 47.882 47.930 95.291

Vốn huy động Triệu đồng 544.000 633.151 704.355

Dư nợ CVTD/Vốn huy động Lần 0,09 0,08 0,14

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua 3 năm dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn rất thấp, cụ thể: Năm 2011 chỉ tiêu này là 0,09 lần, nghĩa là bình quân 0,09 đồng dư nợ thì có đến 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012 và năm 2013 thì chỉ số này lần lượt là 0,08 lần, 0,14 lần. Chỉ tiêu này qua các năm đều nhỏ hơn 1 có nghĩa là khả năng huy động vốn của Ngân hàng cao nhưng khả năng sử dụng vốn cho hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chưa được tốt. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này để tránh tình trạng xảy ra nợ xấu thì ngân hàng cho vay có chọn lọc và chủ yếu cho vay tiêu dùng ngắn hạn nên nhanh chóng thu hồi vốn làm cho dư nợ đến cuối năm của Ngân hàng không được cao. Bên cạnh đó, lượng vốn huy động được một phần chuyển về hội sở để đầu tư cho những dự án lớn làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng. Mặt khác, lãi suất cho vay đối với (đối tượng) lĩnh vực không khuyến khích theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012, văn bản số 2056/NHNN- CSTT ngày 10/04/2012 của NHNN về hoạt động tín dụng thì lãi suất cho vay ngắn hạn là 11,0%, trung hạn là 11,5%, dài hạn là 12,0%. Còn lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh như phát triển nông nghiệp, nông thôn thì ngắn hạn là 8%, trung hạn là 10,5%, dài hạn là 11.0%. Qua đó ta thấy lãi suất cho vay tiêu dùng còn khá cao so với mức lãi suất của các hình thức cho vay khác, điều này làm hạn chế nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.

4.4.2 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Nếu đồng vốn được

67

sử dụng và thu hồi với tốc độ cao hơn thì sẽ có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn từ đó khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.

Bảng 4.22: Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 30.139 88.968 116.442 Dư nợ tiêu dùng bình quân Triệu đồng 48.655 47.906 71.611

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,62 1,86 1,63

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 0,62 vòng, sang năm 2012 là 1,86 vòng, đến năm 2013 còn 1,63 vòng. Nguyên nhân là do năm 2012 khi tốc độ dư nợ tiêu dùng bình quân của ngân hàng trong năm tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ tiêu dùng khiến cho vòng quay vốn tín dụng trong năm này tăng. Sang năm 2013 con số này giảm xuống do tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, giá cả thị trường leo thang đã đẩy chi phí tiêu dùng của người dân tăng, giảm khả năng để trả nợ cho Ngân hàng, điều này làm giảm vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh. Như vậy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua 2 năm 2012 – 2013 có sự biến động tăng giảm nhưng đều lớn hơn 1 cho thấy vốn của NH được sử dụng linh hoạt, có khả năng sinh lời. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng vẫn còn khá thấp.

4.4.3 Thời gian thu hồi nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng, đồng thời cũng nói lên tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng. Bảng số liệu sau cho ta thấy thời gian thu hồi nợ tiêu dùng có xu hướng tăng giảm không đều, Ngân hàng nên nhắc nhở các cán bộ tín dụng theo dõi chặt chẽ các khách hàng sau khi cho vay để khách hàng trả nợ theo đúng thời gian hợp đồng.

Bảng 4.23: Thời gian thu hồi nợ của ngân hàng năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

a. Dư nợ tiêu dùng bình quân Triệu đồng 48.655 47.906 71.611 b. Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 30.139 88.968 116.442

Thời gian thu hồi nợ (a/b)x360 Ngày 581 194 221

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Ta thấy thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng có sự biến động không theo một chiều hướng tăng hoặc giảm nào mà có sự giảm và sau đó lại tăng qua các

68

năm: Năm 2011 là 581 ngày, sang năm 2012 là giảm còn 194 ngày và đến năm 2013 tăng lên 221 ngày. Tuy có sự biến động tăng giảm nhưng phần nào cũng chứng tỏ ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ nên thời gian thu hồi vốn giảm mạnh hơn so với năm trước, Ngân hàng cần phát huy hơn nữa chỉ tiêu này.

4.4.4 Hệ số thu nợ

Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá được công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ 1 đồng doanh số cho vay. Vì vậy, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt.

Bảng 4.24: Hệ số thu nợ của ngân hàng năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 30.139 88.968 116.442 Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 28.593 89.016 163.803

Hệ số thu nợ % 105,41 99,95 71,09

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Hệ số thu nợ của Chi nhánh có sự biến động theo chiều hướng giảm nhưng tỷ lệ này tương đối cao qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác theo dõi và thu hồi nợ của Ngân hàng trong thời gian qua rất khả quan. Khả năng thu hồi vốn tốt là do sự quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng luôn chú trọng thực hiện tốt qui trình cho vay và quản lý sau cho vay để giảm thiểu nợ xấu, gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng, nếu hệ số này quá thấp cho thấy nợ quá hạn càng nhiều và NH có thể gặp phải rủi ro tín dụng. Vì vậy, để hoạt động tín dụng của Agribank – TPVL luôn được duy trì và phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải luôn nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn và cho vay, luôn kết hợp chặt chẽ giữa việc gia tăng doanh số cho vay và công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn.

4.4.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

Để đánh giá chất lượng tín dụng có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ thấp nếu rủi ro tín dụng được đánh giá ở mức cao.

69

Bảng 4.25: Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng của ngân hàng năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Nợ xấu cho vay tiêu dùng Triệu đồng 1.360 908 770

Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng 47.882 47.930 95.291

Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng % 2,84 1,89 0,81

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Tỷ lệ này càng thấp thì rủi ro tín dụng càng thấp và chất lượng tín dụng càng tốt. Qua bảng số liệu nhìn thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm đi đáng kể, cụ thể: Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 2,84%, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,89% và sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm chỉ còn 0,81%. Ta thấy các tỷ lệ này luôn thấp hơn 3% chứng tỏ chất lượng tín dụng trong thời gian này của Ngân hàng là khá tốt. Nhờ NH thực hiện công tác đánh giá khách hàng nếu thấy khách hàng vẫn còn triển vọng hồi phục hoạt động tốt hơn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm vốn mới để tháo gỡ khó khăn cùng một số biện pháp hỗ trợ khác. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu đã có triển biến khả quan giảm liên lục qua các năm. Ngoài ra, các CBTD đã chủ động kiểm soát các nhóm nợ, phân tích nguyên nhân cụ thể và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu.

4.4.6 Nợ xấu cho vay tiêu dùng/Tổng nợ xấu

Bảng 4.26: Nợ xấu CVTD trên tổng nợ xấu của ngân hàng năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Nợ xấu cho vay tiêu dùng Triệu đồng 1.360 908 770

Tổng nợ xấu Triệu đồng 13.383 3.044 2.275

Nợ xấu CVTD/Tổng nợ xấu % 10,16 29,83 33,85

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 10,16%, có nghĩa là 1 đồng của nợ xấu chỉ có 0,1 đồng nợ xấu cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ này rất thấp cho thấy nợ xấu cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng càng cao. Nguyên nhân là do Ngân hàng thường xuyên đôn đốc cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ cho vay tiêu dùng, Ngân hàng còn chủ động sắp xếp cán bộ tín dụng ở phường nào sẽ phụ trách theo dõi từng khoản vay tiêu dùng theo phường đó nên các khoản nợ xấu tiêu dùng được kiểm soát chặt chẽ và an toàn. Đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 29,83% và

70

năm 2013 tiếp tục tăng lên 33,85%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng lên nên NH cần có những biện pháp thích hợp để có thể kiểm soát nợ xấu tiêu dùng ở mức an toàn.

4.4.7 Dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ

Bảng 4.27: Dư nợ CVTD trên tổng dư nợ của ngân hàng năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng 47.882 47.930 95.291

Tổng dư nợ Triệu đồng 376.518 454.048 522.147

Dư nợ CVTD/Tổng dư nợ % 12,72 10,56 18,25

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Năm 2011 tỷ lệ này là 12,72%, tức 1 đồng đem cho vay của Ngân hàng thì có 0,12 đồng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sang năm 2012 thì tỷ lệ này giảm còn 10,56%. Theo Công văn 2056/NHNN-CSTT ngày 10/04/2012 của NHNN về hoạt động tín dụng thì yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)