Microalbumin niệu với các biến khảo sát có liên quan và tương quan đơn biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 99)

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 và để xử lý số liệu [9].

4.2.5.Microalbumin niệu với các biến khảo sát có liên quan và tương quan đơn biến

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5.Microalbumin niệu với các biến khảo sát có liên quan và tương quan đơn biến

quan đơn biến

Qua các kết quả đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy microalbumin niệu trên bệnh nhân COPD ở nhóm nghiên cứu có liên quan với mức độ tắc nghẽn thông khí, khí máu động mạch và các chỉ dấu viêm hệ thống (CRP, fibrinogen). Chúng tôi lập phương trình hồi qui đa biến để xác định vai trò của các yếu tố này tác động lên MAU ở nhóm nghiên cứu. Chúng tôi chọn các yếu tố có liên quan và có tương quan đơn biến với MAU đó là FEV1, CRP, FIBRINOGEN, PaO2.

Phương trình tương quan hồi qui đa biến:

MAU = - 0,394(FEV1) + 3,428(FIBRINOGEN) + 0,123(CRP) - 0,441(PaO2) + 58,232, với r = 0,556; p < 0,001.

FEV1; PaO2 và CRP là ba yếu tố tác động mạnh vào sự dương tính của MAU ở nhóm đối tượng nghiên cứu với r lần lượt là -2,580; -2,453 và 2,827 và p lần lượt là p < 0,05; p < 0,05 và p < 0,01.

Đường cong ROC của FEV1 dự báo cho MAU(+) có diện tích dưới đường cong AUC = 0,699; p < 0,01; FEV1 ≤ 33 (Se = 0,902; Sp = 0,529) dự báo cho MAU (+). Kết quả này cho thấy cần phải chú ý đến microalbumin niệu và các tổn thương mạch máu nhỏ trong lúc quản lý và điều trị bệnh nhân COPD giai đoạn nặng và rất nặng, đặc biệt là đối tượng

có mức độ tắc nghẽn FEV1 < 34% so với trị số lý thuyết. Sự tổn thương mạch máu nhỏ ở đối tượng này thường đi kèm với tăng áp lực động mạch phổi và là yếu tố dự đoán cho các biến cố tim mạch trên bệnh nhân.

Tóm lại, microalbumin niệu dương tính, biểu hiện của tổn thương mạch máu nhỏ, có tỉ lệ cao trên bệnh nhân COPD, tần suất MAU (+) cũng như mức độ MAU (+) liên quan với mức độ tắc nghẽn thông khí, chỉ dấu viêm hệ thống CRP và fibrinogen máu.

Sự bất thường về chức năng mạch máu nhỏ cũng liên quan sự gia tăng nguy cơ tim mạch. Trong nghiên cứu HUNT, microalbumin niệu tiên đoán nguy cơ của biến cố tim mạch và tử vong ở đối tượng không bị đái tháo đường và không bị tăng huyết áp [75]. Sự hiện diện của MAU liên quan với độ cứng động mạch thông qua việc đo vận tốc sóng mạch (PWV) [45]. Microalbumin niệu còn phản ánh tình trạng rối loạn chức năng nội mạc mạch máu [39].

Microalbumin niệu hứa hẹn là một chỉ dấu sinh học để xác định nguy cơ tim mạch gia tăng ở bệnh nhân COPD và cần có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng ủng hộ vai trò của microalbumin niệu như là mục tiêu trong quá trình quản lí bệnh nhân COPD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 99)