Microalbumin niệu với chức năng hô hấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 94)

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 và để xử lý số liệu [9].

4.2.2.Microalbumin niệu với chức năng hô hấp

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.2.Microalbumin niệu với chức năng hô hấp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ MAU (+) ở nhóm GOLD 1- 2 thấp hơn nhóm GOLD 3-4, (9,48 % so với 19,83%, p < 0,05). Không giống như IMT-ĐMCa, tỉ lệ MAU (+) ở nhóm tắc nghẽn thông khí nặng và rất nặng (GOLD 3-4) cao hơn hẳn nhóm tắc nghẽn thông khí nhẹ và vừa (GOLD 1-2), điều này chứng tỏ sự xuất hiện microalbumin niệu phụ thuộc vào giai đoạn nặng của bệnh. Điều này là do sự xuất hiện của microalbumin niệu liên quan nhiều đến nồng độ oxy máu mà chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả:

Komurcuoglu A (2003) - Tỉ lệ MAU (+) ở nhóm đợt bộc phát cấp là 56%, lúc COPD giai đoạn ổn định tỉ lệ MAU (+) là 28% [51].

Jin-Ha Yoon (2014) - Nghiên cứu được thực hiện với dân số nghiên cứu khá lớn (n = 6020) và được chia thành 2 nhóm MAU (+) và MAU (-). Tác giả thấy tỉ lệ đối tượng bị tắc nghẽn hô hấp ở nhóm MAU (+) cao hơn nhóm MAU (-), (27,3% so với 22,5%; p = 0,002) ở nam và (8,8% so với 6,0%; p = 0,033) ở nữ [94].

Không những tỉ lệ MAU dương tính ở nhóm tắc nghẽn thông khí nặng và rất nặng (GOLD 3-4) cao hơn hẳn nhóm tắc nghẽn thông khí nhẹ và vừa (GOLD 1-2) mà MAU ở nhóm GOLD 3-4 cũng cao hơn nhóm GOLD 1-2, (32,5 ± 37,94 so với 18,6 ± 18,32, p < 0,05).

Hơn nữa, kết quả chúng tôi còn cho thấy FEV1 và FEV1/FVC ở nhóm MAU(+) thấp hơn nhóm MAU(-); (46,01± 16,89% so với 53,11± 17,16%; p < 0,05) và (0,43 ± 0,10 so với 0,50 ± 0,11; p < 0,01). Điều này cho thấy mức độ tổn thương mạch máu nhỏ cũng tăng dần theo mức độ tắc nghẽn của chức năng thông khí phổi.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy mối tương quan giữa MAU và tắc nghẽn thông khí như sau:

- Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa MAU và FEV1, phương trình tương quan: MAU = 59,39 - 0,687(FEV1); r = - 0,384, p < 0,01.

- Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa MAU và FEV1/FVC, phương trình tương quan: MAU = 54,66 - 60,16(FEV1/FVC) với r = - 0,211; p < 0,05.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với các tác giả cho thấy sự xuất hiện của microalbumin niệu có liên quan chặt chẽ với tắc nghẽn thông khí.

Emel Bulcun (2013) - Nghiên cứu thực hiện trên 66 bệnh nhân COPD và 40 bệnh nhân hút thuốc lá nhưng có chức năng hô hấp bình thường. MAU ở nhóm COPD cao hơn hẳn nhóm chứng không COPD, (48,9 ± 89,2 so với 16,9 ± 30,1; p = 0,01). Có sự tương quan nghịch giữa MAU với FEV1 (r = - 0,22; p = 0,03) và FVC (r = - 0,24; p = 0,002) ở nhóm COPD [24].

Ciro Casanova (2010) - Nhóm COPD có nồng độ microalbumin niệu cao hơn nhóm chứng hút thuốc lá không bị tắc nghẽn, p < 0,001 [28].

Michelle John (2013) - nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng MAU ở nhóm COPD hơn so với nhóm chứng, 0,8 mg/mmol so với 0,46 mg/mmol; p < 0,05 [45].

Felipe Villar Alvarez (2011) - Nghiên cứu thực hiện trên 33 bệnh nhân COPD và 17 chứng khỏe mạnh. Kết quả cho thấy có sự gia tăng nồng độ microalbumin niệu ở nhóm COPD hơn so với nhóm chứng [14].

Bianca Harris (2012) - Nghiên cứu trên 3397 đối tượng không có bệnh lý tim mạch lâm sàng, từ 45 - 84 tuổi trong nghiên cứu MESA (the Multi- Ethnic Study of Atherosclerosis) thấy có sự tương quan nghịch giữa MAU với FEV1 (p = 0,002) [39].

Jin-Ha Yoon (2014) - FVC ở nhóm MAU (-) cao hơn nhóm MAU (+) ở cả 2 giới. FEV1 ở nhóm MAU (+) thấp hơn nhóm MAU (-) ở nam giới, 86,6

± 14,5% so với 89,8 ± 13,4%; p < 0,001, không thấy ở giới nữ. Có mối tương quan nghịch giữa MAU và chức năng phổi [94].

Komurcuoglu A (2003) - MAU ở nhóm COPD giai đoạn ổn định cao hơn nhóm chứng không COPD, (1,7 ± 1,9 mg/mmol so với 0,5 ± 0,5 mg/mmol) [51].

Vậy tỉ lệ microalbumin niệu dương tính trên bệnh nhân COPD là khá cao, sự gia tăng tần suất xuất hiện cũng như mức độ xuất hiện của microalbumin niệu có liên quan với sự suy giảm mức độ thông khí trên bệnh nhân COPD. Điều này còn được khẳng định qua phân tích mối liên quan giữa microalbumin niệu và khí máu động mạch như sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 94)