Nồng độ microalbumin niệu với khí máu động mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 96)

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 và để xử lý số liệu [9].

4.2.3.Nồng độ microalbumin niệu với khí máu động mạch

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3.Nồng độ microalbumin niệu với khí máu động mạch

Nồng độ oxy máu tác động đến sự xuất hiện của microalbumin niệu đã được nhiều tác giả kết luận [28], [24], [90]. Chúng tôi muốn khảo sát mối liên quan giữa khí máu động mạch với MAU trên nhóm nghiên cứu.

Đặc điểm khí máu động mạch

Nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi, nồng độ PaO2, SaO2, PaCO2 và pH máu lần lượt là 71,23 ± 14,83 mmHg, 91,39 ± 9,07%, 44,15 ± 9,33 mmHg và 7,39 ± 0,05.

PaCO2 máu ở nhóm GOLD 3-4 cao hơn nhóm GOLD 1-2; 46,95 ± 11,12 so với 41,04 ± 5,42; p < 0,01.

Không có sự khác nhau có ý nghĩa về PaO2, SaO2 và pH máu giữa nhóm GOLD 1-2 và nhóm GOLD 3-4.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định nên kết quả khí máu động mạch trên là phù hợp.

MAU với khí máu động mạch

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ PaO2 (mmHg) và SaO2 (%) ở nhóm MAU(+) thấp hơn nhóm MAU(-), (64,41 ± 15,00 mmHg so với 74,06 ± 13,89 mmHg; p < 0,01) và (88,11 ± 11,96% so với 92,74 ±

7,22%; p < 0,05). Không tìm thấy sự khác biệt về nồng độ PaCO2 (mmHg) ở nhóm MAU(+) và nhóm MAU(-), p > 0,05.

Ngoài ra, chúng tôi còn thấy mối tương quan giữa MAU với khí máu động mạch như sau:

- Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa MAU và PaO2, phương trình tương quan MAU = 83,15 - 0,804(PaO2); r = - 0,385, p < 0,001.

- Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa MAU và SaO2, phương trình tương quan MAU = 119,21 - 1,02(SaO2); r = - 0,299, p < 0,01.

- Có sự tương quan tuyến tính thuận giữa MAU và PaCO2, phương trình tương quan MAU = 0,829(PaCO2) - 10,67; r = 0,25, p < 0,01.

Điều này cho thấy oxy máu có mối liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện microalbumin niệu và nồng độ microalbumin niệu gia tăng theo sự suy giảm nồng độ oxy máu.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả.

Emel Bulcun (2013) - Nghiên cứu thấy có sự tương quan nghịch giữa MAU với PaO2 (r = - 0,37; p = 0,0001), không thấy sự tương quan giữa MAU và PaCO2 (r = 0,15; p = 0,1) [24].

Michelle John (2013) - thấy có sự tương quan nghịch giữa MAU với SaO2 (r = - 0,294; p = 0,008) ở nhóm COPD [45].

Ciro Casanova (2010) - nhóm COPD có MAU (+) thấy PaO2 giảm hơn so với nhóm COPD có MAU (-), 62 ± 11 mmHg so với 70 ± 10 mmHg; p = 0,002. Có sự tương quan nghịch giữa PaO2 và MAU (r = - 0,4; p < 0,001) [28].

Bệnh nhân COPD có tình trạng hạ oxy máu gây stress sinh lí. Hạ oxy máu kéo dài trong trường hợp bệnh nặng hay hạ oxy máu từng đợt trong trường hợp gắng sức hay đợt bộc phát cấp.

Cơ chế chính của MAU (+) trên bệnh nhân giảm oxy máu là tăng tính thấm mao mạch thận do các chất trung gian gây viêm như TNFα, interleukin và các gốc tự do. Trên in-vitro người ta cũng đã thấy mối liên quan giữa kích thước cầu thận và khoảng trống gian bào với sự giảm PaO2 động mạch. Các

tế bào nội mạc được nuôi cấy lúc ở môi trường có nồng độ oxy thấp sẽ trở nên lớn hơn và xuất hiện các khoảng trống gian bào nhỏ. Hiện tượng này cũng được phục hồi lúc cung cấp đủ oxy [26].

Giảm oxy ở thận có thể là một nguyên nhân khác của microalbumin niệu. Nghiên cứu các đối tượng tình nguyện có mức lọc cầu thận bình thường ở độ cao cho thấy giảm oxy hệ thống gây nên sự gia tăng bài tiết microalbumin niệu với sự gia tăng tính thấm mao mạch cầu thận mặc dù không thay đổi chức năng ống thận và albumin niệu liên quan với mức độ thiếu oxy [90]. Các tác giả cũng thấy trên bệnh nhân COPD có sự gia tăng nồng độ peptid lợi niệu nhĩ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 96)