Kĩ thuật tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 43)

+ Fibrinogen được xác định trên máy tự động Thrombolyzer Compact - X tại khoa Huyết học bệnh viện Đà Nẵng, dựa trên phương pháp được mô tả lần đầu tiên bởi Clauss.

+ Ly tâm mẫu máu 1500g trong 15 phút. Đậy kín mẫu máu để tránh thay đổi pH máu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Mẫu máu được giữ ở nhiệt độ 220C đến 240C và cần phải xét nghiệm trong vòng 2 giờ.

+ Vẽ đường chuẩn: Cần chuẩn bị ít nhất 5 nồng độ dung dịch CAL khác nhau để vẽ đường chuẩn của fibrinogen.

+ Pha loãng huyết thanh kiểm chứng, CPN (Control Plasma Normal), CPA (Control Plasma Abnormal) và mẫu máu của bệnh nhân theo tỉ lệ 1/10 với BUF dùng trước.

+ Hút mẫu đã pha loãng / CAL / CPN / CPA 0,2 ml. + Ủ trong vòng 4 đến 6 phút ở nhiệt độ 370C.

+ Thêm thuốc thử RGT đã chuẩn bị 0,1 ml.

+ Bắt đầu tính thời gian từ lúc thêm thuốc thử. Ghi nhận thời gian cần thiết để xuất hiện cục máu đông.

- Kết quả

+ Thời gian xuất hiện cục máu đông trung bình và nồng độ fibrinogen trong mỗi độ pha loãng của CAL thì thường được biểu diễn trên giấy log - log. Đây là mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và thời gian xuất hiện cục máu đông.

+ Mẫu máu pha loãng 1/10 được tính là 100% giá trị.

+ Dựa trên thời gian đông vón của CPN, CPA và mẫu máu của bệnh nhân trên đường cong mà tính ra nồng độ fibrinogen tương ứng của mẫu. Nếu thời gian đông vón của mẫu máu pha loãng 1/10 vượt ra ngoài đường cong tuyến tính thì pha loãng 1/5 hoặc 1/20. Kết quả được nhân với hệ số pha loãng. Ví dụ pha loãng 1/5 thì nhân với 0,5; pha loãng 1/20 thì nhân với 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 43)