Đánh giá: Phân độ theo tiêu chuẩn IOTF (International Obesity Taskforce) dành cho người châu Á [74].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 36)

Bảng 2.2. Phân độ BMI

Phân loại BMI (kg/m2)

Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,5 Tăng cân Nguy cơ Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 ≥ 23 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30 2.3.5. Chức năng hô hấp

- Mục đích: Chẩn đoán COPD, chẩn đoán mức độ tắc nghẽn thông khí. Tìm

mối liên hệ giữa FEV1và FEV1/FVC với các biến số khảo sát.

Tiến hành đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định tại đơn vị quản lý hen và COPD ở khoa Nội hô hấp bệnh viện Đà Nẵng với

máy đo chức năng hô hấp KoKo của Mỹ. Máy đo chức năng hô hấp được định chuẩn hàng ngày bằng syringe 3lít.

2.3.5.1. Chống chỉ định của đo chức năng hô hấp [3]

- Ho ra máu không rõ nguồn gốc: thủ thuật đo FVC có thể làm tình trạng này nặng hơn

- Tràn khí màng phổi

- Tình trạng tim mạch không ổn định, mới bị nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc phổi: thủ thuật đo FVC có thể làm cơn đau thắt ngực xấu hơn và làm thay đổi huyết áp

- Phồng động mạch thành ngực, bụng hay não: nguy cơ vỡ do tăng áp lồng ngực

- Mới phẫu thuật mắt: áp lực nhãn cầu gia tăng trong thủ thuật đo FVC - Những rối loạn cấp làm ảnh hưởng đến việc thực hiện xét nghiệm như nôn, buồn nôn

- Mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực

2.3.5.2. Chuẩn bị bệnh nhân [3], [8]

- Không uống rượu trong vòng 4 giờ trước đo. - Không dùng thuốc giãn phế quản trước đo.

+ Thuốc giãn phế quản dạng hít: Tác dụng ngắn 4 giờ; tác dụng dài 12 giờ + Thuốc giãn phế quản dạng uống: Tác dụng ngắn 8 giờ; phóng thích chậm 12 giờ.

- Không hút thuốc lá trước 2 giờ.

- Không gắng sức mạnh 30 phút trước đo. - Không mặc quần áo chật.

- Không ăn quá no 2 giờ trước đo.

2.3.5.3. Việc thực hiện tại phòng xét nghiệm

- Giải thích mục đích của việc đo chức năng hô hấp. - Xem xét lại chỉ định và chống chỉ định.

- Ghi nhận cân nặng và chiều cao. - Tuổi và ngày làm chức năng hô hấp.

- Ghi nhận tình trạng sử dụng thuốc giãn phế quản. - Ghi nhận tiền căn hút thuốc lá.

- Giải thích phương pháp tiến hành - Vị trí của ống ngậm miệng

- Lấy răng giả và kẹp mũi khi thực hiện thao tác thổi.

2.3.5.4. Các bước thực hiện [3], [8]

- Tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện đo: Cúi nhẹ đầu xuống, khuyến cáo nên ngồi sẽ an toàn hơn.

- Tiến hành đo 3 lần VC và 3 lần FVC có tính lặp lại. Sau đó cho xịt thuốc giãn phế quản salbutamol 400µg, cho bệnh nhân đo lại 3 lần VC và 3 lần FVC có tính lặp lại sau thử thuốc. Lấy kết quả FEV1% và FEV1/FVC sau thử thuốc, để chẩn đoán xác định tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn.

- Đo FVC

Chuẩn bị bệnh nhân

+ Hướng dẫn bệnh nhân trong tư thế thoải mái, mở nút áo cổ, nới rộng thắt lưng.

+ Hướng dẫn bệnh nhân ngậm kín ống đo và thở tự nhiên. + Hướng dẫn bệnh nhân thực hành đo:

Bệnh nhân ngậm kín ống đo hít vào thở ra bình thường, sau đó hít thật sâu hết mức và thở ra nhanh mạnh và hết mức, ngay sau đó hít vào hết mức trở lại. Sau khi bệnh nhân hiểu rõ cách đo tiến hành đo.

Tiến hành đo

+ Yêu cầu bệnh nhân thoải mái, hít thở đều. Bệnh nhân ngậm ống đo. + Nhân viên đo bấm máy đo và yêu cầu bệnh nhân hít vào thở ra. + Nhân viên đo hô: “hít vào mạnh”, bệnh nhân hít vào mạnh hết mức.

+ Khi đường kẻ chạm vạch ngang hô bệnh nhân “thở ra mạnh” (bệnh nhân thở ra mạnh và hết mức).

+ Khi đường kẻ chạm vạch ngang hô “hít vào mạnh” (bệnh nhân hít vào mạnh và hết mức).

+ Có thể đo 2-3 lần và lấy kết quả tốt nhất.

- Đo VC

Bệnh nhân ngậm ống đo hít vào thở ra bình thường khoảng 10 giây, nhân viên đo hô bệnh nhân hít vào mạnh sau đó thở ra từ từ và hết mức.

- Đánh giá kết quả: theo tiêu chuẩn của GOLD năm 2013 [38]

Bảng 2.3. Phân độ rối loạn thông khí tắc nghẽn [38]

Mức độ thông khí tắc nghẽn

(Theo chức năng hô hấp) Chỉ số

GOLD 1 (nhẹ) FEV1 ≥ 80% trị số lí thuyết

GOLD 2 (trung bình) 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lí thuyết

GOLD 3 (nặng) 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lí thuyết

GOLD 4 (rất nặng) FEV1 < 30% trị số lí thuyết

Phân độ trên dùng khi bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD khi tỷ Gaensler: FEV1/FVC < 0,7 sau khi thử thuốc.

2.3.6. Khí máu động mạch

- Mục đích: Microalbumin niệu dương tính trên bệnh nhân COPD có lẽ

là do hạ oxy máu. Chúng tôi muốn tìm mối liên quan giữa khí máu động mạch và microalbumin niệu trên nhóm nghiên cứu.

Khí máu được làm tại khoa sinh hóa bệnh viện Đà Nẵng trên máy Cobas b221, syringe lấy máu hiệu BS2 Blood Sampler có sẵn heparin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ microalbumin niệu và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (FULL) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)