Về một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 82)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2. Về một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Theo quy định hiện hành thì các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng bao gồm: séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng… Các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến.

Séc là một hình thức thanh toán thông dụng, séc thoả mãn nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng, tồn tại từ rất lâu trong nền kinh tế thị trường nhưng đến nay

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 83 SVTH: Lê Kim Dung

phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán nhưng hiện nay tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt, trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít40. Bởi người dân vẫn nặng thói quen dùng tiền mặt. Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, hay có sự giả mạo séc, dễ dẫn đến rủi ro. Do đó, giải pháp để mở rộng thanh toán bằng séc là khuyến khích, động viên người dân tập thói quen thanh toán bằng hình thức này. Các cơ quan nhà nước nên tiên phong trong việc thanh toán bằng séc, góp phần đưa hình thức thanh toán này phổ biến rộng rãi.

Mặt khác, giả mạo séc, séc bị tẩy xóa, sửa chữa, hay trường hợp phát hành séc vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi. Cần xây dựng các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong thanh toán séc như quy định rõ các trường hợp và điều kiện xử lý các trường hợp trên làm tăng lòng tin cho những người sử dụng séc và cần có một chế tài nghiêm ngặt để có tác dụng răn đe người ký phát séc khi vi phạm ký phát séc không đủ khả năng thanh toán.

Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức (hiện nay khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua). Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn41. Quả là, phạm vi thanh toán séc còn hạn chế, đó là một hạn chế lớn cho việc triển khai thanh toán séc rộng khắp cả nước. Cần cải tiến công nghệ thanh toán séc, hệ thống ngân hàng hiện nay, chưa có hệ thống thanh toán bù trừ toàn quốc. Như vậy, cần tiến tới thành lập trung tâm thanh toán bù trừ khu vực để các ngân hàng tham gia thanh toán séc và thanh toán bù trừ được nhanh chóng, thuận tiện. Mở đầu là đề án xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ séc tại một số thành phố lớn.

40Văn Tạo - Tạp chí Ngân hàng (số 19/2009), Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Itemid=90, [ngày truy cập 20/10/2013]

41SGGP, Thanh toán bằng séc phiền phức, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thanh-toan-bang-sec- phien-phuc-2809047.html, [ngày truy cập 26/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 84 SVTH: Lê Kim Dung

Đối với thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu còn những hạn chế nhất định trong thủ tục thanh toán còn rườm rà, phức tạp dẫn đến khách hàng không tin tưởng khi sử dụng hình thức này nên tỷ lệ thanh toán còn thấp và chưa rộng ở Việt Nam. Ví dụ như thủ tục thanh toán ủy nhiệm thu phức tạp, nếu thanh toán ở hai ngân hàng khác nhau thì thủ tục luân chuyển chứng từ phức tạp, chứng từ luân chuyển qua lại mất nhiều thời gian làm chậm tốc độ thanh toán, dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm, dễ ứ đọng vốn trong thủ tục thanh toán, người mua dễ chiếm dụng vốn của người bán. Các thủ tục khi khách hàng giao dịch với ngân hàng cũng là một trong các lý do để thu hút thêm hoặc làm giảm bớt đi số lượng khách hàng đến với ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần phải đổi mới các thủ tục thanh toán sao cho đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, an toàn, chính xác, hiệu quả cao trong thanh toán.

Uỷ nhiệm chi: Nếu trên tài khoản tiền gửi của người mua không đủ điều kiện thanh toán thì ngân hàng sẽ trả lại ngay chứng từ cho khách hàng hoặc lưu lại chờ khi đủ tiền mới thanh toán. Hạn chế này dẫn đến các bên sẽ lợi dụng chiếm dụng vốn trong thanh toán. Hơn nữa, bên mua là người chủ động trả tiền, còn bên bán là người bị động và uỷ nhiệm chi không quy định thời hạn hiệu lực trong thanh toán, nên thanh toán bằng ủy nhiệm chi không phải tuân theo một thời hạn tối thiểu nào cả. Điều đó dễ gây thiệt hại về vốn cho bên bán nếu bên mua chậm trả hay cố tình không thực hiện thanh toán. Vì vậy, cần có biện pháp khắc phục hạn chế thể thức thanh toán này là quy định thời hạn hiệu lực trong thanh toán và chế độ cần bổ sung phạt đối với bên lập uỷ nhiệm chi ít ra cũng bị phạt chậm trả.

Uỷ nhiệm thu: Trường hợp khả năng thanh toán của người trả tiền không đủ để chi trả số tiền trên uỷ nhiệm thu thì lưu vào hồ sơ uỷ nhiệm thu chưa thanh toán và báo cho người trả tiền, người thụ hưởng biết và xử lý gửi trả lại uỷ nhiệm thu cho người thụ hưởng (nếu người thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ uỷ nhiệm thu đến khi người trả tiền đủ khả năng thanh toán thì ghi ngày, tháng, năm thanh toán trên uỷ nhiệm thu và thực hiện thanh toán theo quy định. Điều này dẫn đến người mua dễ chiếm dụng vốn của người bán. Cần quy định hình thức phạt khi người mua chậm thanh toán. Đó là người trả tiền sẽ bị phạt chậm trả. Nên có quy định trường hợp mà tài khoản của người trả tiền không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên uỷ nhiệm thu nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên uỷ nhiệm thu thì người trả tiền có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người trả tiền hiện có và được sử dụng để thanh toán. Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên uỷ nhiệm thu, ngân hàng phải ghi rõ số tiền đã được thanh toán trên uỷ nhiệm thu và trả lại uỷ nhiệm thu cho người

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 85 SVTH: Lê Kim Dung

thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền phải lập văn bản biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho ngân hàng.

Ngoài ra, khi khách hàng mở tài khoản ở ngân hàng một cách phổ biến thì Nhà nước nên quy định ở các ngành thu các loại cước, phí định kỳ (như điện, nước, điện thoại…) sử dụng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu để phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán.

Thẻ ngân hàng: dịch vụ thẻ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. Nhưng, để đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét, sửa đổi các văn bản cũ, bổ sung các văn bản mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định 20/2007/QĐ-

NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) là cơ sở pháp lý cho hoạt động và thanh toán bằng thẻ ngân hàng ở nước ta. Thực tiễn hoạt động thanh toán thẻ cũng đang làm phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi Quy chế này cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Chẳng hạn như các vấn đề về an toàn và tính bảo mật, về tính thống nhất giữa các ngân hàng… Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về thẻ ngân hàng một cách đầy đủ, đồng bộ để khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.

Mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, Và, hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; số lượng giao dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng)42. Đối với dịch vụ thẻ, cho đến nay, các cơ quan quản lý vĩ mô như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành chính sách nhằm tạo một bước đột phá đối với dịch vụ thanh toán thẻ như: quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ, miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ… Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp nhận thẻ. Việc này sẽ khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa,

42Trịnh Thanh Huyền, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html, [ngày truy cập 20/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 86 SVTH: Lê Kim Dung

dịch vụ. Bởi, hiệu quả trong dùng thẻ thanh toán nằm ở hệ thống POS chứ không phải ATM. ATM chỉ là cái máy thực hiện một số giao dịch ngân hàng, còn POS gắn liền với ngành công nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Mặt khác còn làm tăng áp lực đối với duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM. Việc ATM chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu rút tiền tiền mặt của người dân là một sự lãng phí lớn, trong khi các tính năng như: gửi tiền, thanh toán chưa được sử dụng nhiều. Chẳng hạn như các hộ kinh doanh bán lẻ sẽ được giảm thuế VAT43nếu họ chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng thẻ. Và vận động, khuyến khích cán bộ, công chức sử dụng thanh toán qua POS nhằm tạo sự lan tỏa ra toàn xã hội.

Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng, thị trường thẻ sẽ tiếp tục phát triển, điều đó là không phủ nhận nhưng chắc chắn sẽ không thể mở rộng mãi. Những khách hàng dễ tiếp nhận thẻ trong thanh toán cơ bản đã được các ngân hàng khai thác gần hết. Các ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển hơn các tiện ích khi sử dụng thẻ, như phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, chi trả bảo hiểm xã hội... Nên cần phải phát triển thị trường thẻ theo chiều sâu, các ngân hàng mở rộng tích hợp các ứng dụng giá trị gia tăng cho thẻ, theo hướng gia tăng tiện ích cho các loại thẻ và tăng thêm quyền lợi cho các chủ thẻ.

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)