Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong doanh nghiệp và dân cư

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 78)

5. Kết cấu đề tài

3.1.3.2. Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong doanh nghiệp và dân cư

Đặc biệt, nhận thức thói quen của các tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận người dân trong xã hội về thanh toán qua ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực, các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế đã được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã từng bước được triển khai phục vụ nhu cầu thanh toán của xã hội.

Đáng chú ý là quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 12/2011 có một số biện pháp như: Ban hành chính sách ưu đãi bằng thuế đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp nhận thẻ; chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán; giảm mức phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; quy định mức phí đối với một số giao dịch bằng tiền mặt; quy định về giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (ô tô, máy bay, tàu thuyền)… Việc triển khai các biện pháp trên nhằm đạt mục tiêu đến cuối 2015 giảm tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, đồng thời nâng tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40% dân số.

Ngoài ra, trong những năm gần đây thương mại điện tử không ngừng phát triển, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn và mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu thương mại

36Dương Hồng Phương, Chỉ thị 20 về trả lương qua tài khoản đã thực sự đi vào cuộc sống, http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1523&catid=43&Itemid=90, [ngày truy cập 25/10/2013]

37Thu Hằng, Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, http://http://www.baomoi.com/Day-manh-thanh-toan- khong-dung-tien-mat/126/7884528.epi, [ngày truy cập 25/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 79 SVTH: Lê Kim Dung

điện tử theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Internet của doanh nghiệp) nên hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên internet đã từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc. Song song, thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền,... Cùng với thương mại điện tử, thanh toán điện tử cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có những bước phát triển. Hiện các hình thức thanh toán điện tử phổ biến gồm: Thanh toán thông qua thẻ (POS, ATM…), trên Internet thông qua tài khoản mở tại ngân hàng,…. Thông qua hệ thống thanh toán điện tử, có thể chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và mua hàng trực tuyến nhanh chóng. Ví dụ như thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet38

. Và nhiều doanh nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương cuối năm 2009 cho thấy, gần như 100% doanh nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau và phát triển trên hầu khắp các tỉnh thành của cả nước39.

Như vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong doanh nghiệp đã thúc đẩy thanh toán trong khu vực doanh nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất, phục vụ cho mục tiêu phát triển thương mại điện tử và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.

38

VNEC, Thương Mại Điện Tử là gì?, http://www.vnec.org/tai-lieu-bai-viet/101-thuong-mai-dien-tu-la-gi.html, [ngày truy cập 27/10/2013]

39Trịnh Thanh Huyền, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html, [ngày truy cập 20/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 80 SVTH: Lê Kim Dung

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)