5. Kết cấu đề tài
1.3.4.2. Đặc điểm thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán: tiện lợi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp.
Cơ sở phát sinh: thanh toán bằng thẻ ngân hàng được thiết lập thông qua 2 hợp đồng: Hợp đồng thanh toán thẻ và Hợp đồng sử dụng thẻ.
Giới hạn thanh toán: khi sử dụngthẻ ngân hàng khách hàng được thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán và hạn mức thấu chi theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với khách hàng.
Tiện ích của thẻ ngân hàng: được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng.
Tóm lại, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phát triển ở Việt Nam đã góp phần giải quyết được phần nào nguồn huy động vốn, đem lại sự tiện ích cũng như đa dạng hóa các loại dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ làm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng, góp phần vào sự phát triển đa dạng của các hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, sự đóng góp của các phương tiện thanh toán cũng như vai trò cơ bản của ngân hàng là hết sức quan trọng, nhưng để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng được thuận lợi, phát triển và giảm thiểu được các rủi ro trong thanh toán thì rất cần những quy định của pháp luật để điều chỉnh về hoạt động này.
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 32 SVTH: Lê Kim Dung
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM
Người viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý, cụ thể là trình bày những điều khoản, quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và pháp luật có liên quan bao gồm các điều kiện tham gia hoạt động thanh toán, trình tự thủ tục liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia… Để từ đó nhìn thấy được những khiếm khuyết của luật trong việc quy định và điều chỉnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Và đó là cơ sở để người viết đưa ra định hướng và hoàn thiện ở Chương 3.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua tài khoản tại ngân hàng mà chủ thể tham gia bằng việc mở và sử dụng tài khoản của ngân hàng cung cấp để thực hiện các hoạt động cũng như các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): “Tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán”.
Và Khoản 22 Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”.
Như vậy, tài khoản thanh toán là loại tài khoản mà khách hàng gửi tiền vào với mục đích chủ yếu là để thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.... sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình và chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản thanh toán.
Tiền gửi trong tài khoản thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn và nhằm mục đích thanh toán, không được sử dụng cho mục đích khác nên tiền gửi trong tài khoản thanh toán có lãi suất rất thấp nhưng đổi lại thì chủ tài khoản có thể rút tiền bất
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 33 SVTH: Lê Kim Dung
cứ lúc nào để thanh toán. Tài khoản thanh toán không hạn chế về số lần muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng.