Việc sử dụng một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở nước

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 72)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.2. Việc sử dụng một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở nước

nước ta

Hình thức thanh toán bằng séc: Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 đến nay, phương tiện thanh toán bằng séc dần đi vào cuộc sống. Thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và chứng minh nhân dân ra ngân hàng là có thể nhận được tiền (đối với séc trả tiền mặt) hoặc chuyển vào tài khoản31

.

Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi: được áp dụng phổ biến nhất, thanh toán bằng ủy nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán giữa các khách hàng có mức độ tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ mua bán, chi trả. Hình thức này thủ tục tương đối đơn giản, phạm vi áp dụng rộng, kết hợp với công nghệ tin học hiện đại của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong cả nước, giúp cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chỉ 10 giây tiền được chuyển từ tài khoản của khách hàng ở tỉnh này sang tài khoản của khách hàng ở tỉnh khác với khoảng cách hàng trăm kilômét trở lên.

Còn thanh toán bằng thẻ32: Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã được phát hành, tăng 38,5% so với cuối năm 2011. Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%). Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên.

31Văn Tạo - Tạp chí Ngân hàng (số 19/2009), Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Itemid=90, [ngày truy cập 20/10/2013]

32kinhtevadubao.com.vn, Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Vang- Tien-te/De-phat-trien-thi-truong-the-ngan-hang-Viet-Nam/32276.tctc, [ngày truy cập 22/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 73 SVTH: Lê Kim Dung

Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 3/2013, có 46 ngân hàng thương mại đã trang bị máy ATM và POS, với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 104.400 POS. Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Đến nay, về cơ bản hoàn thành kết nối với hơn 76.000 POS của trên 720 chi nhánh ngân hàng thương mại; 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, đại lý vé máy bay, công ty du lịch… Số lượng và giá trị thanh toán qua POS ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhận thức về thanh toán bằng thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực của cả chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán.

Về phía các ngân hàng thương mại, bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ cũng đang ngày càng được hoàn thiện phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng, dịch vụ thẻ phát triển đã giúp các ngân hàng có thêm một kênh huy động vốn đầu tư để cho vay. Đồng thời, độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán ngày càng được cải tiến, như ứng dụng công nghệ chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Một số ngân hàng thương mại đã phát hành các loại thẻ chip có độ bảo mật, an toàn cao và có khả năng tích hợp đa tiện ích, mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng. Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là phù hợp với xu thế chung, có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán và mở rộng các dịch vụ dùng thẻ.

Tóm lại, trong những năm đổi mới hệ thống ngân hàng các công cụ thanh toán chủ yếu của Việt Nam bao gồm: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, các công cụ này được thực hiện trên các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng như: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Đến nay các phương tiện thanh toán này phát huy tác dụng phục vụ nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển theo thời kỳ hội nhập thế giới, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trong thời gian tới sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Việt Nam.

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 74 SVTH: Lê Kim Dung

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)