Đa dạng hóa các dịch vụ, phương tiện thanh toán

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 70)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.1. Đa dạng hóa các dịch vụ, phương tiện thanh toán

Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin như internet banking, mobile banking, ví điện tử,… đang dần đi vào cuộc sống, đang dần trở nên phổ biến với khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Internet banking: năm 2004, mới chỉ có sự tham gia của 3 ngân hàng thương mại thì đến năm 2008, con số này đã lên tới 25 và đến nay thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều tham gia cung cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng. Ngoài các tiện ích cơ bản như truy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giao dịch, dịch vụ internet banking còn cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền điện, nước, cước viễn thông, phí bảo hiểm, phí giao dịch chứng khoán…

Mobile banking: xuất hiện ở Việt Nam năm 2003 nhưng cho đến nay các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của ngân hàng và thông tin tài khoản. Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênh

30Trịnh Thanh Huyền, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html, [ngày truy cập 20/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 71 SVTH: Lê Kim Dung

mobile banking được phát triển từ năm 2006 nhưng đến nay chỉ có một vài ngân hàng cung cấp. Nhìn chung mobile banking chưa là kênh thanh toán phổ biến trong dân cư.

Kênh thanh toán qua ví điện tử: xuất hiện và sử dụng tại Việt Nam từ cuối năm 2008, Ví điện tử cho phép người dùng có thể giao dịch, thanh toán trực tuyến các hàng hóa, dịch vụ tại các wedsite thương mại điện tử và thực hiện nhiều dịch vụ tiện ích khác. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép 1 ngân hàng thương mại và 8 tổ chức không phải ngân hàng được thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử. Các tổ chức này đã chủ động, tích cực triển khai hợp tác với các ngân hàng thương mại, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện tích như: thanh toán cho các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…

Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển khá nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam, được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Đến cuối tháng 6/2011, lượng thẻ phát hành đạt khoảng 36 triệu thẻ với khoảng 234 thương hiệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ chiếm tới 95%. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,…

Các ngân hàng còn mở rộng hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ để triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến, tạo cơ sở để khách hàng có thể sử dụng thẻ để mua sắm hàng hóa, dịch vụ trực tuyến, tạo thói quen mua sắm hiện đại. Mới đây nhất, Nam A Bank đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến Nam A Bank - One Pay để thanh toán mua vé máy bay trực tuyến, thanh toán phòng khách sạn, thanh toán vé xem phim, đặt tour du lịch và thanh toán hàng hóa trên các website đối tác của OnePay… Hay OceanBank hợp tác với các cổng thanh toán lớn như: Ngân lượng, VN Pay, Smartlink, One Pay, giúp khách hàng dễ dàng mua sắm tại các trang website tích hợp các cổng thanh toán đó.

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 72 SVTH: Lê Kim Dung

Khách hàng cũng có thể nạp tiền điện thoại, thẻ game, mua vé máy bay, thẻ học tiếng Anh trực tuyến… và thanh toán hóa đơn của các nhà cung cấp. Các dịch vụ này còn hỗ trợ nhiều cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Người mua hàng có thể chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng tới tài khoản người bán. Với hình thức này, người nhận có thể nhận tiền ngay trong tích tắc mà không cần phải chờ tới 1-2 ngày như cách chuyển tiền truyền thống bằng số tài khoản của người nhận. Thêm vào đó, khách hàng có thể dễ dàng đăng ký thanh toán trực tuyến trên các loại tài khoản ngân hàng điện tử và thực hiện những giao dịch mua bán thông qua thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 70)