Về khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 81)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1. Về khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt

mặt

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù ngày 19 tháng 11 năm 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để Luật này đi vào cuộc sống không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng.

Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành. Ngày 11/7/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN Ban hành

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 82 SVTH: Lê Kim Dung

Quy chế cung ứng và sử dụng séc, nhưng đến nay, séc vẫn chưa được nhiều người sử dụng, vì Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thành lập được các trung tâm thanh toán bù trừ séc, qua đây có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng đã ban hành từ nhiều năm qua nhưng chưa đi vào cuộc sống. Chính phủ nên ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 để việc áp dụng vào thực tế sẽ tốt hơn. Ở cấp độ cao hơn, nên có lộ trình xây dựng Luật Séc cùng với Luật Hối phiếu thay cho Luật Các công cụ chuyển nhượng hiện hành hiện nay chưa đi vào cuộc sống.

Và gần đây là Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt đã thay thế cho Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, sức lan toả của nghị định này vẫn còn khá mờ nhạt trong thanh toán không dùng tiền mặt, một phần cũng là vì chưa có Thông tư hướng dẫn thi hành. Cần xây dựng Thông tư để hướng dẫn việc thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên Nghị định 101/2012. Về chứng từ thanh toán sử dụng khi cung ứng dịch vụ thanh toán, Thông tư cần bổ sung quy định chung về nguyên tắc xử lý chứng từ thanh toán. Nhằm đảm bảo theo đúng định hướng xây dựng, Thông tư cần quy định chung về nguyên tắc, các bước xử lý chứng từ thanh toán thực hiện theo đúng chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Trên cơ sở đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quy định biểu mẫu, trình tự xử lý chứng từ thanh toán tại đơn vị mình phù hợp với quy trình của từng loại nghiệp vụ. Đồng thời, Thông tư cũng cần có bổ sung thêm quy định về chứng từ điện tử sử dụng khi thực hiện giao dịch thanh toán qua điện thoại di động, qua Internet, ví điện tử… nhằm đảm bảo tính hợp pháp, an toàn, bảo mật dữ liệu khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng các dịch vụ này.

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)