Quy định pháp luật về chứng từ thanh toán

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Quy định pháp luật về chứng từ thanh toán

Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán. Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền13

. Vậy, chứng từ thanh toánlà văn bản chứng từ bằng giấy hoặc bằng chứng từ điện tử để chứng minh và lưu giữ lệnh thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán, là bằng chứng có tính chất pháp lý để thực hiện thanh toán, đồng thời là bằng chứng để xử lý tranh chấp trong thanh toán.

11Điều 14Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

12Điều 7 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

13Điều 8 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 44 SVTH: Lê Kim Dung

Để đảm bảo việc tiếp nhận và xử lý các chứng từ thanh toán một cách kịp thời, an toàn và nhanh chóng, các chứng từ phải phản ánh đầy đủ các yếu tố pháp lý của chứng từ được đảm bảo qua việc kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển và bảo quản để làm bằng chứng khi có tranh chấp. Riêng những chứng từ được sử dụng làm phương tiện thanh toán như séc, thẻ ngân hàng phải đảm bảo yếu tố an toàn cao các chứng từ thanh toán này điều được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thiết kế mẫu và in sẵn (đối với chứng từ bằng giấy) hoặc thiết kế các mẫu lệnh và mật mã (đối với chứng từ điện tử).

Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi là khách hàng) phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua các văn bản quy định quyền và nghĩa vụ khách hàng về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán14

.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, bảo đảm lập đúng thủ tục quy định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và chữ ký trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng (nếu là chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ cấp (nếu là chữ ký điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ.

Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng có trách nhiệm xử lý chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản kế toán để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Khi phát sinh giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết.

Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, không được đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng.

Đối với lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán được thực hiện thanh toán không

14Điều 2 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành theo quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 45 SVTH: Lê Kim Dung

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)