5. Kết cấu đề tài
1.3.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (nhờ thu)
1.3.3.1. Định nghĩa
Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán uỷ thác thu hộ mình một số tiền nhất định5.
Ủy nhiệm thu là một giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập theo mẫu quy định, uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ tiền từ người trả tiền. Được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việc trích tài khoản của người trả tiền nếu trên tài khoản của người đó có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán; hoặc báo cho người trả tiền biết nếu trên tài khoản của người đó không có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán.
Các chủ thể tham gia thanh toán bằng uỷ nhiệm thu:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: là một tổ chức tín dụng có tài khoản của người lập ủy nhiệm thu có nghĩa vụ thu tiền từ người trả tiền hoặc tổ chức tín dụng do khách hàng chỉ định theo ủy nhiệm thu.
Người lập uỷ nhiệm thu: là tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu thanh toán phát sinh trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được giao kết.
5Khoản 4 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 28 SVTH: Lê Kim Dung Người trả tiền: là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán phát sinh trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được giao kết.
1.3.3.2. Đặc điểm uỷ nhiệm thu (nhờ thu)
Tính không chuyển nhượng của ủy nhiệm thu: Cũng giống như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu đơn giản là một lệnh để nhờ thu chứ không phải là giấy tờ có giá. Đây là đặc điểm khác biệt với séc - là một loại giấy tờ có giá có thể được chuyển nhượng (trừ một số trường hợp như đã phân tích ở trên).
Về bản chất: ủy nhiệm thu là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dưới hình thức nhờ thu thông qua một tổ chức cung ứng dịch vụ ủy thác thu hộ. Quan hệ thanh toán ủy nhiệm thu trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Vì vậy, khi xác lập hợp đồng, với điều kiện các bên phải thỏa thuận thống nhất với nhau phương thức thanh toán là bằng ủy nhiệm thu và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.
1.3.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
1.3.4.1. Định nghĩa
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán6.
Với tính năng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho các tổ chức, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ… hoặc có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, tra cứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng.
Các loại thẻ thanh toán: Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ gồm có: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
6Khoản 5 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 29 SVTH: Lê Kim Dung Thẻ ghi nợ: Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.
Một chiếc thẻ ngân hàng vừa có khả năng rút tiền mặt, vừa tích hợp tiện ích thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Cái tên thẻ ghi nợ làm cho mọi người ngầm tưởng mình xài tiền ngân hàng và bị mắc nợ. Tuy nhiên, thực tế là khách hàng đang xài tiền của mình.
Với thẻ trả trước, khách hàng sẽ không phải lưu ký tiền vào trong thẻ, căn cứ để thực hiện thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng của chủ sở hữu thẻ và hạn mức thanh toán tối đa của thẻ do ngân hàng quy định. Như vậy,trên thẻ ghi nợ có ghi hạn mức thanh toán tối đa, khách hàng chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi hạn mức của thẻ, hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ và giao cho những khách hàng.
Thẻ trả trước: Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh).
Thẻ trả trước được coi như một loại thẻ dự trữ giá trị, người sử dụng thẻ phải trả trước một số tiền nạp trong thẻ và sử dụng số tiền đó để thanh toán hay có thể rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ. Như vậy, điều kiện là khách hàng phải lưu ký tiền vào trong thẻ (nhưng được hưởng lãi) và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền đó để thanh toán nghĩa là khách hàng chỉ được sử dụng để thanh toán trong phạm vi số tiền lưu ký.
Trường hợp sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại tổ chức phát hành thẻ với thẻ trả trước việc sử dụng thẻ không kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng như thẻ ghi nợ. Do đã trả trước số tiền có trong thẻ nên chủ thẻ không bao giờ phải lo ngại về việc sử dụng quá hạn mức tín dụng, bị tính lãi suất như thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng: Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức sử dụng dựa trên khả năng tài chính (hạn mức tín dụng). Nói đơn giản hơn, ngân hàng cung cấp cho
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 30 SVTH: Lê Kim Dung
khách hàng một khoản vay ngắn hạn và chỉ được xài khoản vay thông qua việc sử dụng thẻ để thanh toán, rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch khác.
Là loại thẻ chỉ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Đối với những khách hàng này, sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một thẻ tín dụng với một hạn mức tín dụng được ghi vào bộ nhớ của thẻ để thanh toán, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận. Dựa trên khả năng tài chính của khách hàng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng thẻ tín dụng chuẩn, hoặc thẻ tín dụng vàng. Hai thẻ này đều có tính năng sử dụng như nhau, chỉ khác ở điểm hạn mức tín dụng của thẻ vàng thường cao hơn so với thẻ chuẩn và khi sử dụng thẻ vàng sẽ có nhiều ưu đãi hơn.
Ngân hàng ứng cho khách hàng xài trước và khách hàng phải có trách nhiệm trả khoản ứng đó trong khoảng thời gian nhất định, thông thường sau 30-45 ngày để không bị tính lãi. Tuy nhiên, nếu chưa thể trả hết, cũng có thể trả dần khoản vay và ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất. Như vậy, sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc và tiền lãi (nếu có) cho ngân hàng phát hành thẻ.
Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thẻ:
Tổ chức thanh toán thẻ: Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ. Điều kiện tham gia dịch vụ thanh toán thẻ được quy định tại Điều 14 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Tổ chức phát hành thẻ: Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ khi thỏa mãn các điều kiện về phát hành thẻ quy định tại Điều 9 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Chủ thẻ: Là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 11 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 31 SVTH: Lê Kim Dung
2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), (điều kiện về năng lực hành vi dân sự, về tư cách pháp nhân...).
Đơn vị chấp nhận thẻ: Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
1.3.4.2. Đặc điểm thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán: tiện lợi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp.
Cơ sở phát sinh: thanh toán bằng thẻ ngân hàng được thiết lập thông qua 2 hợp đồng: Hợp đồng thanh toán thẻ và Hợp đồng sử dụng thẻ.
Giới hạn thanh toán: khi sử dụngthẻ ngân hàng khách hàng được thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán và hạn mức thấu chi theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với khách hàng.
Tiện ích của thẻ ngân hàng: được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng.
Tóm lại, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phát triển ở Việt Nam đã góp phần giải quyết được phần nào nguồn huy động vốn, đem lại sự tiện ích cũng như đa dạng hóa các loại dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ làm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng, góp phần vào sự phát triển đa dạng của các hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, sự đóng góp của các phương tiện thanh toán cũng như vai trò cơ bản của ngân hàng là hết sức quan trọng, nhưng để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng được thuận lợi, phát triển và giảm thiểu được các rủi ro trong thanh toán thì rất cần những quy định của pháp luật để điều chỉnh về hoạt động này.
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 32 SVTH: Lê Kim Dung
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM
Người viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý, cụ thể là trình bày những điều khoản, quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và pháp luật có liên quan bao gồm các điều kiện tham gia hoạt động thanh toán, trình tự thủ tục liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia… Để từ đó nhìn thấy được những khiếm khuyết của luật trong việc quy định và điều chỉnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Và đó là cơ sở để người viết đưa ra định hướng và hoàn thiện ở Chương 3.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua tài khoản tại ngân hàng mà chủ thể tham gia bằng việc mở và sử dụng tài khoản của ngân hàng cung cấp để thực hiện các hoạt động cũng như các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): “Tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán”.
Và Khoản 22 Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”.
Như vậy, tài khoản thanh toán là loại tài khoản mà khách hàng gửi tiền vào với mục đích chủ yếu là để thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.... sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình và chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản thanh toán.
Tiền gửi trong tài khoản thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn và nhằm mục đích thanh toán, không được sử dụng cho mục đích khác nên tiền gửi trong tài khoản thanh toán có lãi suất rất thấp nhưng đổi lại thì chủ tài khoản có thể rút tiền bất
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 33 SVTH: Lê Kim Dung
cứ lúc nào để thanh toán. Tài khoản thanh toán không hạn chế về số lần muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng.
Muốn thực hiện giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng nơi cung ứng dịch vụ thanh toán để thông qua tài khoản của mình có thể đăng ký thực hiện các giao dịch trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
2.1. Quy định pháp luật về tài khoản để thực hiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt