5. Kết cấu đề tài
3.1.3.1. Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trongkhu vực công
Trong khuôn khổ triển khai các Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công thuộc Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2006, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung triển khai các nội dung và đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong việc thực hiện Đề án quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, Bộ Tài chính - Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản. Tương lai, Bộ Tài chính sẽ
35Bùi Quang Tiên, Một số định hướng về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, http://luattaichinh.wordpress.com/2009/08/16/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-d%E1%BB%8Bnh-
h%C6%B0%E1%BB%9Bng-v%E1%BB%81-thanh-ton-khng-dng-ti%E1%BB%81n-m%E1%BA%B7t-trong- khu-v%E1%BB%B1c-cng-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam/, [ngày truy cập 23/10/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 77 SVTH: Lê Kim Dung
triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Đối với chi ngân sách Nhà nước, nhất là chi trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính có văn bản quy định cụ thể về thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn. Ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc.
Ngày 24/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-
TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, để đưa chính sách trả lương qua tài khoản đối với nhóm cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trở thành hiện thực trong cuộc sống kinh tế - xã hội Việt Nam kể từ ngày 01/01/2008. Tuy là một mệnh lệnh hành chính, nhưng Chỉ thị 20/2007/CT-TTg là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, được ban hành vào thời điểm thích hợp và được đưa vào triển khai thực hiện theo một lộ trình hợp lý khi điều kiện thực tế khả thi nên đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của nhóm đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước cũng như dư luận xã hội nói chung và đã được đồng loạt triển khai thực hiện tại tất cả các Bộ ngành, cơ quan trung ương và tại Ủy ban Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, cho đến nay hầu hết các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện Chỉ thị 20 đạt gần 100% cán bộ công chức tại trụ sở chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cũng đã triển khai đạt gần 89% số cán bộ công chức làm việc tại trụ sở cơ quan đóng ở các thành phố và các thị xã.
Tính đến thời điểm tháng 12/2010, số đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trên toàn quốc là 81.690 đơn vị (tăng 3.617 đơn vị so với cuối năm 2009. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20 cho đến nay trên toàn quốc ước đạt trên 54% tổng số các đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã có thể được ghi nhận là một kết quả cố gắng nỗ lực rất lớn trong thời gian qua của ngành ngân hàng và các đơn vị liên quan. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã tích cực nắm bắt cơ hội phát hành thẻ cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, nên đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng của công nghệ thẻ, nhờ đó số lượng ATM và POS trong 3 năm qua phát triển với tốc độ cao: cuối năm 2007
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 78 SVTH: Lê Kim Dung
mới chỉ có 4.855 máy ATM và 18.471 máy POS, đến cuối năm 2010 đã lên tới 11.294 máy ATM và 49.639 máy POS (số ATM tăng hơn 2,3 lần, số POS tăng hơn 2,7 lần)36.
Như vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng phục vụ cho việc thu, chi ngân sách Nhà nước đã được chú trọng triển khai và đồng thời thúc đẩy phát triển thanh toán trong khu vực công cũng nhằm từng bước tăng hiệu lực quản lý thu chi ngân sách ngày càng hiện đại phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của nước ta.