Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã được

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 74)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2. Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã được

đã được thiết lập33

Ngày 28/2/2009, Ngân hàng Nhà nước đã khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã hoàn thành kết nối 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế. Đây là hệ thống thanh toán tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới. Hệ thống này giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hiện nay, Hệ thống đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác.

Hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại cũng có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống core banking, hệ thống thanh toán nội bộ với công nghệ tiên tiến, cho phép các ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại và khả năng kết nối trực tuyến, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Về phía các ngân hàng thương mại, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới…, các ngân hàng thương mại cũng không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, Ví điện tử… được các ngân hàng thương mại cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Để phát triển dịch vụ thanh toán thẻ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn

33Văn Tạo - Tạp chí Ngân hàng (số 19/2009), Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Itemid=90, [ngày truy cập 20/10/2013]

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 75 SVTH: Lê Kim Dung

quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời tăng hiệu quả quản lý nền kinh tế của các cơ quan quản lý thông qua kênh thanh toán và từng bước minh bạch hoá nền kinh tế.

Sáp nhập hai liên minh thẻ lớn nhất34: Theo một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, hai liên minh thẻ lớn nhất trên thị trường hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) và Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) ngày 7-11-2012 sẽ ký kết biên bản ghi nhớ về việc Smartlink sáp nhập vào Banknetvn.

Ngoài Smartlink, liên minh thẻ còn lại, Công ty cổ phần thẻ thông minh VINA (VNBC) dự kiến trong nửa đầu năm 2013 cũng sẽ hoàn tất sáp nhập vào Banknetvn, tức hai cái tên Smartlink và VNBC sẽ không còn. Thị trường thẻ sẽ chỉ còn một công ty chuyển mạch thẻ lớn nhất là Banknetvn với sở hữu 25% thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Ba liên minh thẻ này thời gian qua đã thống nhất về việc chỉnh sửa, kết nối về kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thanh toán thẻ và đến nay các ngân hàng lớn thuộc các liên minh, chiếm 90% thị trường thẻ đã liên thông về kỹ thuật.

Banknetvn sau khi đã được hai liên minh thẻ sáp nhập dự kiến được phát triển theo mô hình tương tự Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia China UnionPay (CUP, Trung Quốc). Banknetvn sẽ xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ (Automated clearing house - ACH). Hiện nay các ngân hàng vẫn mạnh ai kết nối với nhau thực hiện thanh toán bù trừ các giao dịch bán lẻ (thanh toán điện tử trên internet, điện, nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm...). ACH sẽ dồn hết các khoản thanh toán bán lẻ vào một gói và các ngân hàng bù trừ với nhau theo gói đó. Đồng thời Banknetvn cũng xây dựng và vận hành mạng lưới POS dùng chung cho các ngân hàng tại Việt Nam chứ không phân tán theo sự đầu tư lẻ mẻ của các ngân hàng như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu hợp nhất các liên minh thẻ trên thị trường nhằm tạo nên một đơn vị chung mang tầm vóc quốc gia trong thanh toán điện tử phục vụ hệ thống ngân hàng bán lẻ, tạo bước phát triển trong thanh toán điện tử vẫn đang manh mún và tự phát. Cũng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và giảm tải cho hệ thống ATM của từng ngân hàng.

34Hồng Phúc, Sáp nhập hai liên minh thẻ lớn nhất,

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Tâm 76 SVTH: Lê Kim Dung

Sự kiện kết nối liên thông ATM và hệ thống POS là bước phát triển đầu tiên trong việc triển khai xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử hiện đại, mang lại các tiện ích và văn minh thanh toán đến đông đảo tầng lớp dân cư. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông, bảo hiểm…), góp phần mang lại tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi ngành hàng phối hợp lắp đặt mạng lưới POS, trong đó chú trọng các ngành kinh doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ mua sắm, ăn uống, dịch vụ taxi, dịch vụ bán vé tàu xe…, qua đó giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Như vậy, sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng bước đầu đã hình thành với sự hợp nhất 3 liên minh thẻ. Giúp khách hàng có thể dùng thẻ ATM chuyển khoản giữa các máy ATM và rút tiền từ các máy ATM các ngân hàng trên toàn quốc. Người dùng thẻ cũng đã có thể thanh toán bằng quẹt thẻ ATM trên máy POS của các ngân hàng mà không bị giới hạn duy nhất bởi ngân hàng phát hành thẻ như trước.

Một phần của tài liệu pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (Trang 74)