Nợ quá hạn theo thời hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 76)

Nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi của bất kỳ một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Đối với ngành ngân hàng cũng vậy, thường gặp khó khăn trong công tác thu hồi vốn, nếu công tác này không được thực hiện có hiệu quả thì tình trạng dẫn đến nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Đó là khuyết điểm lớn trong nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng và dựa vào tỉ lệ nợ quá hạn nhiều hay ít có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Người dân ở tỉnh Vĩnh Long đa số sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào thời vụ, mùa màng. Các khoản vay khi đến hạn trả nợkhông đúng mùa vụ rất dễ xảy ra quá hạn, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của CN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta xem xét bảng 4.6.

Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn có sự tăng vượt mức. Năm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn ở mức 1.128 triệu đồng, sang năm 2011 tăng cao ở mức 1.920 triệu đồng, tăng 792 triệu đồng tương đương chênh lệch 70,21% so với năm 2010. Năm 2012, nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh và ở mức 20.011 triệu đồng, tăng 18.091 triệu đồng và tương ứng tỷ lệ chênh lệch 942,23% so với năm 2011.

Về khoản nợ quá hạn trung và dài hạn cũng có sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2010 nợ quá hạn trung và dài hạn đạt 1.874 triệu đồng, năm 2011 giảm mạnh, chỉ còn 28 triệu đồng tương ứng tỷ lệ chênh lệch 98,5% so với năm 2010. Do một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có quyết tâm trả nợ, nên đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất. Sang năm 2012, nợ quá hạn trung và dài hạn đạt 5.680 triệu đồng, tăng 5.652 triệu đồng, tương đương tỷ lệ chênh lệch rất lớn là 20185,7% so với năm 2011.

Về nợ quá hạn 6 tháng đần năm 2013, có sựtăng trưởng mạnh ở khu vực nợ quá hạn trung và dài hạn, song song đó, nợ quá hạn ngắn hạn có chiều hướng thu giảm lại. Cụ thể: nợ quá hạn ngắn hạn 6 tháng 2013 giảm 80,00% so với 6 tháng 2012, theo đó nợ quá hạn trung và dài hạn tăng cao trong thời gian ngắn, tăng ở mức 653.56% so với 6 tháng 2012.

Bảng 4.10: Nợ quá hạn theo thời hạn tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long năm 2010 đến tháng 6/2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.128 1.920 20.011 11.044 2.208 792 70,2 18.091 942,2 (8.836) (80,00) Trung và dài hạn 1.874 28 5.680 3.129 23.597 (1.846) (98,5) 5.652 20.185,7 20.450 653,56 Tổng 3.002 1.948 25.691 14.173 25.805 (1.054) (35,1) 23.743 1.218,8 11.632 82,07

Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu tư sai mục đích hay nhiều lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán,.. Khi thị trường bất ổn, đóng băng thì các doanh nghiệp lâm vào tình trạng ứ đọng vốn lưu động, từ đó không thể trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu và vàng miếng có sự biến động lớn, khi đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, làm ăn thua lỗ, dẫn đến nợ quá hạn ngày một cao. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá tra, do thị trường khó khăn, trong thời gian này cá tra được bán ra lỗ từ 3.000 – 4.000 đồng/kg, về lâu dài họ không còn vốn để tiếp tục để sản xuất, các khoản nợ vay ở ngân hàng thì chưa được giải quyết, nợ quá hạn của các doanh nghiệp này trở thành mối lo ngại có khả năng mất vốn khi họ không có ý muốn trả nợ hay không còn tài sản để thanh lý trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra nợ quá hạn còn tập trung ở khu vực xây dựng, xà lan và gạch gốm.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua việc ngân hàng thiếu sót trong thẩm định cho vay của CBTD. Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của CBTD. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Thứ hai, là nguồn cung cấp thông tin. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, CBTD cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan

khác như Thuế, Hải quan,..để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải kiểm toán cáo báo cáo tài chính của các DN vừa và nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 76)