3.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dựbáo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Phương pháp: để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro, đã đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồsơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồsơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề.
3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từđó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.
Phương pháp: sử dụng các mô hình đểđo lường rủi ro.
3.2.2.1 Mô hình định tính (mô hình chất lượng 6C)
- Character: tư cách người vay; - Capacity: năng lực của người vay; - Cash: thu nhập của người vay; - Collateral: đảm bảo tiền vay; - Condition: các điều kiện; và - Control: kiểm soát.
Theo mô hình này, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng phải xem xét một cách thấu đáo tất cả các yếu tố này để đảm bảo chắc chắn rằng tư cách người vay là hoàn toàn trung thực và có thiện chí trả nợ. Năng lực và thu nhập của người vay không chỉ là phần vốn tự có tham gia vào dự án và nguồn thu từ dự án vay vốn mang lại mà còn phải xem xét tổng thể tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đmả bảo tiền vay phỉa hợp pháp và có tính khả mại, có thể đủbù đắp rủi ro khi nguồn trả nợ thứ nhất bị suy giảm, các điều kiện kèm theo khi cho vay cũng như kiểm soát cũng cần phải được coi trọng.
3.2.2.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng - Mô hình Z - Mô hình Z
Mô hình này do nhà kinh tế Altman xây dựng, dung để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. mô hình này dựa vào các chỉ tiêu như tỉ lệ vốn lưu độn/ tổng tài sản, tỉ lệ lãi chưa phân phối/tổng tài sản, tỉ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản, tỷ lệ giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị số sách của tổng nợ và tỷ lệ doanh thu /tổng tài sản để tính điểm và dựa trên số điểm đó để xác định mức độ rủi ro và quyết định có nên cho vay hay là không nên.
- Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng
Mô hình này áp dụng cho cá nhân, dựa vào hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập, thời gian công tác,.. để cho điểm, từđó hình thành khung chính sách tín dụng.
- Phương pháp IRB (Internal Ratings Based)
Phương pháp IRB hay còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Đây là phương pháp được áp dụng theo hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel II. Việc sử dụng IRB để ước tính tổn thất tính dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: xác suất không trả nợ của khách hàng (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD) và cuối cùng là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD). Từ đó ngân hàng sẽ ước tính được lượng tổn thất (EL) như sau: EL = PD x LGD x EAD.
3.2.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng
3.2.3.1 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.
Phương pháp: căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
3.2.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng
Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay mà ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi. Một số chỉtiêu dung đểđánh giá RRTD.
Tỷ lệ nợ xấu
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ---x 100% Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ
Dự phòng RRTD
Tỷ lệ TL DPRRTD = ---x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ phân bổ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ
Giá trị phân bổ dự phòng
Tỷ lệ phân bổ DP = --- x100% Tổng dư nợ
3.2.3.3 Tài trợ rủi ro tín dụng
Khái niệm: tài trợ rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng.
Phương pháp: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sang bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp đểbù đắp:
- Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.
- Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dung vốn tư có làm nguồn dự phòng đểbù đắp.
Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro,..
3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.3.1 Đối với các khoản thu nhập
Thu nhập sủa Sacombank Vĩnh Long bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi có sự biến động mạnh. Cụ thể qua bảng 3.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Sacombank Vĩnh Long năm 2010 đến tháng 6/2013 đã thấy rõ sự tăng trưởng thu nhập qua các năm. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi năm 2012 lại giảm so với năm 2011, giảm 20.127 tương đương giảm 12,3%. Trong khi đó thu nhập ngoài lãi tăng một cách mạnh mẽ vào năm 2011, tăng gấp 14,34 lần so với năm 2010. Điều này đã làm chuyển đổi trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Doanh thu tăng qua ba năm liền, cho thấy CN hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong ba năm này, tình hình kinh tế chung được đánh giá là khó khăn, cùng với lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã tác động xấu đến các ngân hàng thương mại, các khách hàng có sự dè chừng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, tuy vậy Sacombank CN Vĩnh Long đã có khảnăng quản lí tốt, đón đầu được các rủi ro, các dịch vụ sản phẩm đa dạng,.. đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng, được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Khoản thu nhập của ngân hàng trong sáu tháng đầu năm nay tăng 4,53% so với sáu tháng đầu năm 2012, tốc độ này vẫn còn chậm hơn tốc độ tăng của cả năm 2012 so với năm 2011 do thu nhập ngoài lãi chỉ tăng 15,84%, trong khi đó thu nhập từ lãi tiếp tục giảm 4,06%, tức giảm 838 triệu đồng so với sáu tháng năm 2012. Thu nhập lãi trong sáu tháng năm nay tuy vẫn còn giảm nhưng tốc độ giảm đang chậm lại so với cảnăm 2012, đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng vì sự hồi phục trở lại của ngân hàng trong hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
3.3.2 Đối với các khoản chi phí
Năm 2010 chi phí hoạt động của Sacombank ở mức thấp nhất trong 3 năm là 91.757 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí đã tăng đột biến 236.451 triệu đồng, mức tăng chênh lệch 144.694 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, chi phí tiếp tục tăng nhẹ lên 240.003 triệu đồng, tăng 3.552 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí tăng đều qua 3 năm, tăng nhiều nhất, đáng kể nhất là giai đoạn 2010 – 2011 mức tăng gấp 2,57 lần so với năm 2010, mức chi phí tăng thêm chủ yếu từ việc ngân hàng tăng chi cho các khoản mục chi phí ngoài lãi. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của ngân hàng đã tăng 157,69% so với năm 2010, trong đó chi phí lãi chỉ tăng 29,33% so với mức tăng đến 376,16% của chi phí ngoài lãi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng vốn huy động cũng
như nhận thêm nguồn vốn điều chuyển từ hội sở là khá nhỏ so với khoản chi phí đã chi cho nhân viên, tài sản,.. Đồng thời, do việc mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các sản phẩm tiện ích về thanh toán cũng như nâng cao chất lượng dịch vụcho ngân hàng. Sacombank đã chi cho các khoản chi phí đào tạo nhân viên về sản phẩm mới, các chi phí thuê vị trí, lắp đặt mới các điểm ATM trên địa bàn.
Trong sáu tháng vừa qua, chi phí của ngân hàng tăng 1,8%, tức 297 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Trong đó, chi phí cho hoạt động ngoài lãi giảm đáng kể, giảm hơn 50%, chi phí từ lãi tiếp tục tăng 25,46%. Cho thấy, sáu tháng đầu năm nay ngân hàng bắt đầu ít đầu tư vào các hoạt động ngoài lãi hơn mà thay vào đó là đang tăng cường đầu tư vào hoạt động tín dụng.
3.3.3 Đối với các khoản lợi nhuận
Lợi nhuận Sacombank Vĩnh Long tăng những năm qua tăng trưởng đều, cụ thể năm 2010 lợi nhuận là 26.782 triệu đồng, sang năm 2011 tăng thêm 5.167 triệu đồng tương đương mức tăng 19,29% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 28,45% so với năm trước đó. Tuy cùng với nhiều khó khăn của nền kinh tế hiện tại, nhưng Sacombank Vĩnh Long đã hoàn thành tốt nhiệm vụ về lợi nhuận. Cũng do hệ quả của chính sách thắt chặt nên lãi suất cho vay tăng cao và lớn hơn nhiều so lãi suất huy động, dẫn đến các ngân hàng lãi lớn. Trong khi đó, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng lại tăng mạnh còn tỉ lệ trích lập dự phòng nợ xấu ít hơn so năm trước.
Lợi nhuận trong sáu tháng đầu năm nay trên 21 tỉ đồng, tăng hơn sáu tháng đầu năm ngoái là 6,8%. Tuy sáu tháng qua khoản tốc độ tăng thu nhập của ngân hàng chậm lại nhưng bù lại tốc độtăng của chi phí lại chậm hơn do đó mà lợi nhuận của ngân hàng mới tăng nhanh hơn tốc độtăng của thu nhập. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng của cảnăm 2012 thì sáu tháng đầu năm nay tăng vẫn rất chậm. Do ngân hàng bỏ chi phí vào hoạt động tín dụng quá nhiều nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng lại không có hiệu quả cao như mong đợi.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 118.539 268.400 281.748 36.272 37.916 149.861 126,4 13.348 5,0 1.644 4,53
- Thu nhập lãi 111.209 163.241 143.114 20.650 19.812 52.032 46,8 (20.127) (12,3) (838) (4,06) - Thu nhập ngoài lãi 7.330 105.159 138.634 15.622 18.104 97.829 1.334,6 33.475 31,8 2.482 15,84
Tổng chi phí 91.757 236.451 240.003 16.470 16.767 144.694 157,7 3.552 1,5 297 1,8
- Chi phí lãi 57.797 74.746 93.799 9.845 12.352 16.949 29,3 19.053 25,5 2.507 25,46 - Chi phí ngoài lãi 33.960 161.705 146.204 6.625 4.415 127.745 376,2 (15.501) (9,6) (2.210) (50,05)
Lợi nhuận 26.782 31.949 41.745 19.802 21.149 5.167 19,3 9.796 30,7 1.347 6,80
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1 Thuận lợi 3.4.1 Thuận lợi
Về nguồn nhân lực, Sacombank – CN Vĩnh Long có sự thuận lợi từ đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, hầu hết là nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, nhiệt huyết với nghề. Bên cạnh đó là đội ngũ quản lí, lãnh đạo có tài, có tâm, luôn sẵn lòng truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho mọi người. Mỗi chuyên viên tín dụng đều được trang bị sổ tay tín dụng hay Chính sách tín dụng làm cẩm nang nghề nghiệp. Các văn bản pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng do NHNN ban hành luôn được cập nhật liên tục.
Trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ nhân viên nhanh chóng, chính xác, an toàn trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với vị trí thuận lợi, trụ sở CN Sacombank Vĩnh Long được đặt ngay trung tâm thương mại ngân hàng thành phố Vĩnh Long, các phòng giao dịch cũng được xây dựng khang trang, điều đó đã khẳng định thương hiệu Sacombank.
Vềvăn hóa tổ chức: các cấp lãnh đạo ngân hàng luôn cố gắng xây dựng nền tảng văn hóa tổ chức vững mạnh cho ngân hàng. Môi trường làm việc thân thiện, đạo đức nghề nghiệp luôn được nâng cao, giữ gìn và phát huy.
Thương hiệu Sacombank được xem là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, chính chất lượng và tác phong làm việc chuyên nghiệp đã giúp Sacombank nói chung và Sacombank – CN Vĩnh Long nói riêng thu hút được sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
3.4.2 Khó khăn
Sacombank – CN Vĩnh Long hoạt động ở khu vực miền Tây, do đó đa số doanh nghiệp ở khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kỹnăng quản lý DN còn yếu kém, phần nào đã gây khó khăn cho công tác quản lý các món nợ cho vay. Số lượng nhân viên hiện nay của CN vẫn còn thiếu so với tiềm lực của ngân hàng, đặc biệt là khi định hướng mở rộng phát triển khắp các huyện thị của tỉnh Vĩnh Long.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có rất nhiều các CN, phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP, ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng này, một mặt đã làm phát triển kinh tếđịa phương, nhưng xét riêng Sacombank thì điều này đã mang lại sự cạnh tranh gay gắt về vấn đề lãi suất huy động và cho vay.
Tín dụng đặc thù chứa đựng nhiều rủi ro, cho dù đã cẩn trọng trong các khâu cho vay, thẩm định,.. Nhưng không tránh khỏi những trường hợp bất khả kháng, dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao. Một trong những lí do đó là các DN thiếu trung thực, sử dụng các báo cáo tài chính phản ánh sai sự thật tình hình hoạt động của công ty, gây khó khăn trong việc thẩm định cho vay của CBTD. Ngoài ra, khi tình hình kinh tế tài chính bất ổn thì các DN đang trong vòng khó khăn, lần vẫn nguồn vốn vay đang quá hạn, kinh doanh của