THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 52)

3.4.1 Thuận lợi

Về nguồn nhân lực, Sacombank – CN Vĩnh Long có sự thuận lợi từ đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, hầu hết là nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, nhiệt huyết với nghề. Bên cạnh đó là đội ngũ quản lí, lãnh đạo có tài, có tâm, luôn sẵn lòng truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho mọi người. Mỗi chuyên viên tín dụng đều được trang bị sổ tay tín dụng hay Chính sách tín dụng làm cẩm nang nghề nghiệp. Các văn bản pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng do NHNN ban hành luôn được cập nhật liên tục.

Trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ nhân viên nhanh chóng, chính xác, an toàn trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với vị trí thuận lợi, trụ sở CN Sacombank Vĩnh Long được đặt ngay trung tâm thương mại ngân hàng thành phố Vĩnh Long, các phòng giao dịch cũng được xây dựng khang trang, điều đó đã khẳng định thương hiệu Sacombank.

Vềvăn hóa tổ chức: các cấp lãnh đạo ngân hàng luôn cố gắng xây dựng nền tảng văn hóa tổ chức vững mạnh cho ngân hàng. Môi trường làm việc thân thiện, đạo đức nghề nghiệp luôn được nâng cao, giữ gìn và phát huy.

Thương hiệu Sacombank được xem là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, chính chất lượng và tác phong làm việc chuyên nghiệp đã giúp Sacombank nói chung và Sacombank – CN Vĩnh Long nói riêng thu hút được sự chú ý và quan tâm của khách hàng.

3.4.2 Khó khăn

Sacombank – CN Vĩnh Long hoạt động ở khu vực miền Tây, do đó đa số doanh nghiệp ở khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kỹnăng quản lý DN còn yếu kém, phần nào đã gây khó khăn cho công tác quản lý các món nợ cho vay. Số lượng nhân viên hiện nay của CN vẫn còn thiếu so với tiềm lực của ngân hàng, đặc biệt là khi định hướng mở rộng phát triển khắp các huyện thị của tỉnh Vĩnh Long.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có rất nhiều các CN, phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP, ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng này, một mặt đã làm phát triển kinh tếđịa phương, nhưng xét riêng Sacombank thì điều này đã mang lại sự cạnh tranh gay gắt về vấn đề lãi suất huy động và cho vay.

Tín dụng đặc thù chứa đựng nhiều rủi ro, cho dù đã cẩn trọng trong các khâu cho vay, thẩm định,.. Nhưng không tránh khỏi những trường hợp bất khả kháng, dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao. Một trong những lí do đó là các DN thiếu trung thực, sử dụng các báo cáo tài chính phản ánh sai sự thật tình hình hoạt động của công ty, gây khó khăn trong việc thẩm định cho vay của CBTD. Ngoài ra, khi tình hình kinh tế tài chính bất ổn thì các DN đang trong vòng khó khăn, lần vẫn nguồn vốn vay đang quá hạn, kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, nên thiếu thiện chí trả nợ của DN.

3.4.3 Phương hướng phát triển

- Chủđạo là tạo lập nguồn vốn ổn định, bám sát các mục tiêu kinh tế của địa phương, đáp ứng các dự án vay vốn hiệu quả.

- Tăng cường công tác tiếp thị, cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ mang tính chất cạnh tranh, không chỉ gia tăng các sản phẩm dịch vụ về số lượng mà còn về chất lượng đểđảm bảo thu hút khách hàng.

- Sắp xếp nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc trên cơ sở thực hiện nghiêm túc và đúng bài bản, quy chế, đánh giá nhân viên định kỳ. Từđó đánh giá đúng nhân lực, trình độ sở trường của từng nhân viên nhằm sắp xếp vị trí công việc cho phù hợp.

- Nâng cao năng lực kinh doanh nhằm tạo lập và cũng cố uy tín của ngân hàng trong kinh doanh.

- Xây dựng văn hóa riêng cho ngân hàng, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành nên sự thành công của ngân hàng. Dưới đây là một sốđịnh hướng năm 2013 của Sacombank:

- Đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, truyền thống của Sacombank (tăng 700.000 khách hàng).

- Triển khai sản phẩm dịch vụ trọn gói cho từng đối tượng khách hàng. - Phát huy ưu thế mạng lưới và nâng cáo năng suất lao động.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo đột phá về thu dịch vụ. - Gia tăng 1.000.000 thẻ.

- Hoàn thiện công tác tái cấu trúc. - Nâng tầm trung tâm đào tạo

- Nâng cao năng lực quản lí rủi ro và ngăn chặn – xử lí nợ quá hạn. - Phát huy hiệu quả công nghệ thông tin

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG

TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI

ĐOẠN 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1 THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN – THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

4.1.1 Hoạt động tín dụng

4.1.1.1 Doanh s cho vay ti Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh

Long giai don 2010 đến tháng 6/2013

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay được xác định theo tháng, quý, hoặc theo năm.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thểngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Ta tiến hành xét bảng số liệu sau để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tại Sacombank CN Vĩnh Long trong thời gian hoạt động vừa qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 6.491.512 8.265.764 6.680.766 3.953.733 2.263.573 1.774.252 27,33 (1.584.998) (19,17) (1.690.160) (42,74) Trung hạn 914.605 1.030.676 1.769.634 518.989 850.303 116.071 12,69 738.958 71,69 331.314 63,83 Dài hạn 1.416.981 1.463.491 1.146.960 559.495 568.352 46.510 3,28 (316.531) (21,62) 8.857 1,58 Tổng 8.823.098 10.759.931 9.597.360 5.032.217 3.682.228 1.936.833 21,95 (1.162.571) (10,8) (1.349.989) (26,82)

Qua bảng 4.1 ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tăng giảm qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2011, cụ thểnhư sau:

Doanh số cho vay năm 2010 là 8.823.098 triệu đồng. Doanh số cho vay năm 2011 là 10.759.931 triệu đồng; tăng 1.936.833 triệu đồng tức là tăng 21,95% so với năm 2010. Doanh số cho vay năm 2012 là 9.957.360 triệu đồng; giảm 1.162.571 triệu đồng tức là giảm 10,8%.

Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay các chợ, tổ chức kinh tế, dân cư. Hoạt động cho vay của ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tuy không đáng kể so với các ngân hàng đã có một quá trình phát triển lâu dài như Vietcombank, ACB,.. Tính đến nay, ngân hàng Sacombank Vĩnh Long đã có những cải tiến tích cực cơ cấu chính sách tín dụng chung, nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, mạnh dạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức tín dụng cho vay khá phong phú, mở rộng nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tăng cường uy tín ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay trong năm 2011 có sự tăng trưởng cao hơn năm 2010 đạt 21,95%.

Tuy nhiên, đến năm 2012, ngân hàng đã chứng kiến sự sụt giảm trở lại của dư nợ cho vay ở mức 10,8% tương đương 1.162.571 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự bất ổn của thị trường tài chính, lãi suất bị siết chặt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, làm cho các DN đang gặp khó khăn ngày một khó khăn hơn, gây nguy cơ phá sản DN đã là áp lực nặng lên ngân hàng. Bên cạnh đó áp lực về lạm phát và nợ xấu tại ngân hàng cũng làm cho doanh số cho vay tại ngân hàng sụt giảm đáng kể.

Sáu tháng đầu năm 2013, nhìn chung doanh số cho vay giảm 26,82% so với sáu tháng đầu năm ngoái. Mức giảm tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, giảm 42,74% tương đương 1.690.160 triệu đồng. Ngược lại, doanh số cho vay tập trung vào trung và dài hạn thì tăng so với năm ngoái, cho vay trung hạn tăng 63,83%, dài hạn tăng nhẹ 1,58%. Tuy nhiên doanh số này vẫn ở mức thấp vì các doanh nghiệp đắn đo khi vay vốn trung và dài hạn vì vấn đề lãi suất thả nổi trong khi họ có nhu cầu về vốn ngắn hạn.

Do tình hình các doanh nghiệp đầu năm nay vẫn chưa thoát khỏi tình hình khó khăn, một số doanh nghiệp phá sản để lại phần nợ tại ngân hàng có nguy cơ mất vốn, một số thì thu gọn mô hình sản xuất kinh doanh nhưng không còn tài sản để tiếp tục vay để tiếp tục sản xuất kinh doanh, số còn lại thì đang trên đà hồi phục, thế nhưng những doanh nghiệp này vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn tại ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp có nhu cầu

vay vốn phát sinh tại ngân hàng sáu tháng đầu năm nay không nhiều, ngân hàng cho vay chủ yếu là dựa trên cá thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh nên tình hình doanh số cho vay tại ngân hàng sụt giảm một cách đáng kể.

4.1.1.2 Dư nợ cho vay ti Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vính

Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi được. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Cụ thể, dư nợ được tính dựa vào công thức sau: dư nợ kỳ sau sẽ bằng dư nợ kỳ trước cộng với doanh số cho vay kỳ sau trừ đi doanh số thu nợ kỳ sau. Để phân tích và đánh giá tình hình dư nợ cho vay tại ngân hàng, ta xem xét bảng 4.2.

Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Cụ thể:

Dư nợ tín dụng của toàn ngân hàng năm 2011 đạt 898.339 triệu Đồng, giảm 38.618 triệu đồng (giảm 4,12%) so với năm 2010. Dư nợ tín dụng giảm hầu hết từ khách hàng là cá nhân, công nhân viên, tổ chức kinh tế và tập trung ở ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 77,7% và cho vay khách hàng tổ chức kinh tế chiếm 55,1% tổng dư nợ.

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng năm 2012 đạt 746.306 triệu đồng, giảm 152.033 triệu đồng (giảm 16,9%) so với năm 2011. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng khá thấp so với mức tăng trưởng bình quân trên địa bàn là 1,6%.

Nữa đầu năm nay, cùng với doanh số cho vay giảm thì dư nợ tín dụng giảm theo so với nữa đầu năm ngoái. Dư nợ tín dụng giảm tập trung vào dư nợ ngắn hạn, mức giảm 30,49% so với sáu tháng 2012, ngược lại dư nợ trung và dài hạn lại tăng 52,79% tương đương 138.432 triệu đồng. Nhìn chung, dư nợ tín dụng giảm 34.147 triệu đồng tương đương giảm 4,12% so với nữa đầu năm 2012.

Bảng 4.2: Dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vính Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.207.774 1.156.530 448.763 565.946 393.367 (51.244) (4,24) (707.767) (61,19) (172.579) (30,49) Trung hạn và Dài hạn (270.787) (257.691) 297.543 262.213 400.645 13.096 (4,83) 555.234 (205,04) 138.432 52,79 Tổng 936.957 898.339 746.306 828.159 794.012 (38.618) (4,12) (152.033) (16,92) (34.147) (4,12)

Bên cạnh sự sụt giảm của tăng trưởng tín dụng là do rủi ro tín dụng tăng cao, trong khi nhu cầu tiếp cận của các doanh nghiệp là khá lớn, song song đó do các doanh nghiệp đã không trung thực trong các báo cáo tài chính trong quá trình xin vay vốn tại ngân hàng, điều này dẫn đến rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp này vẫn tăng cao. Vì vậy buộc ngân hàng phải ưu tiên giải ngân cho các doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và tình hình tài chính ổn định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh hiệu quả, ổn định ngày càng thu hẹp do biến động của thị trường, nên sự cạnh tranh trong việc giữ chân khách hàng tốt ngày một trở nên gay gắt hơn tại địa bàn Vĩnh Long nói chung.

4.1.1.3 Doanh s thu n ti Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong một khoản thời gian nào đó từ các khoản cho vay trong năm và cả những khoảng cho vay của những năm trước chưa thu về được. Doanh số thu nợ thường được xác định theo tháng, quý hoặc theo năm.

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lí nợ khách hàng của CBTD, đồng thời phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng. Ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 6.263.750 8.317.478 7.388.033 4.028.543 2.319.000 2.053.728 32,78 (929.445) (11,17) (1.709.543) (42,43) Trung hạn và Dài hạn 2.340.777 2.481.071 2.361.360 1.072.034 1.315.523 140.294 5,99 (119.711) (4,82) 243.489 22,71 Tổng 8.604.527 10.798.549 9.749.393 5.100.577 3.634.523 2.194.022 25,49 (1.049.156) (9,71) (1.466.054) (28,74)

Doanh số thu nợ có sựtăng giảm nhẹ và biến động qua các năm. Cụ thể, theo biểu đồ 4.3, nhìn chung giai đoạn 2010 – 2012 doanh số thu nợ biến động theo doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 8.604.527 triệu đồng, sang năm 2011, do tình hình triển khai công tác thu hồi và xử lí các khoản nợ trong giai đoạn này là khá tốt, nên lượng tiền thu hồi về có sựtăng nhẹ so với năm 2010. Sang năm 2012, cũng như tình hình chung của các ngân hàng, và các DN, nền kinh tế có sựđình truệ và giảm sút trong giai đoạn này là khá lớn, nên sựảnh hưởng đến hoạt động cho vay cũng như công tác thu hồi nợ tại các DN, cá nhân giảm sút, doanh số thu nợ năm 2012 giảm 1.049.156 triệu đồng so với năm 2011, cùng với sự sụt giảm đó thì nợ quá hạn cũng như nợ xấu tại ngân hàng tăng cao trong giai đoạn này.

Tình hình thu nợ sáu tháng đầu năm 2013, tổng doanh số thu nợ nữa đầu năm nay giảm mạnh so với nữa đầu năm 2012. Cụ thể, nữa đầu năm nay doanh số thu nợ giảm 1.466.054 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 28,74% so với nữa đầu năm ngoái. Doanh số thu nợ giảm tập trung vào doanh số ngắn hạn, mức giảm lên đến 42,43%, nhưng tăng ở trung và dài hạn với mức tăng 22,71%.

4.1.1.4 N xu ti Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợdưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 52)