Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợdưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp.
Những người làm công tác tín dụng vẫn thường đùa với nhau rằng “Cho vay là quyền của ngân hàng, nhưng trả nợ là quyền của khách hàng’’, Sacombank Vĩnh Long vẫn có câu châm ngôn “ Đứng cho vay, quỳ thu nợ’’. Quả thật, với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của ngành ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ gặp rủi ro. Loại trừ các yếu tố khách quan thì nguyên nhân từ phía ngân hàng không phải là ít. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, thì luôn kéo theo rủi ro lớn hơn, các loại hình lừa đảo ngày càng tinh vi hơn mà chỉ cần một chút thất trách của người làm công tác tín dụng sẽ gây hậu quảkhôn lường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu tại Sacombank CN Vĩnh Long ta xem xét bảng sau:
Bảng 4.4: Nợ xấu tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.124 1.877 19.851 10.144 2.003 753 66,99 17.974 957,59 (8.141) (80,25) Trung hạn và Dài hạn 933 29 5.671 2.516 23.177 (904) (96,89) 5.642 19.455,17 20.661 821,18 Tổng 2.057 1.906 25.523 12.660 25.180 (151) (7,34) 23.617 1239,1 12.520 98,89
Tại Sacombank CN Vĩnh Long nói riêng và các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung tình hình nợ xấu hiện đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại. Tại Sacombank Vĩnh Long nợ xấu được kìm chế ở mức thấp trong năm 2010 và 2011. Cụ thể năm 2010, nợ xấu tại ngân hàng được kìm chế ở mức 2.057 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,22% là không đáng lo ngại, trong đó nợ nhóm 5 chiếm nhiều nhất ở mức 1.476 triệu đồng.
Bước sang năm 2011, nhờ các chính sách giải quyết nợ xấu của ngân hàng được thực hiện có hiệu quả nên nợ xấu được giảm nhẹ xuống còn 1.906 triệu đồng, tuy nhiên trong khi nợ nhóm 3 không xuất hiện nhưng nợ nhóm 4 lại tăng so với năm 2010, nợ nhóm 5 thì lại giảm còn 1.136 triệu đồng. Dù chịu ảnh hưởng chung của chính sách thắc chặt tiền tệtrong năm 2011 nhưng lợi nhuận tại Sacombank Vĩnh Long vẫn giữ mức ổn định.
Sang năm 2012, nợ xấu tại Sacombank Vĩnh Long tăng mạnh và đáng lo ngại, tỷ lệ tăng 13,3 lần so với năm 2011, làm tăng nguy cơ tổn thất tín dụng tại ngân hàng. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ 16,59% trong tổng nợ xấu, tương đương 4.236 triệu đồng, trong khi đó nợ nhóm 4 chiếm 60,83% tương đương 15.405 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu.
Diễn biến nợ xấu sáu tháng đầu năm nay cũng không mấy khả quan, khi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn chưa được giải quyết dứt điểm ở năm 2012. Điều này làm cho dư nợ xấu tại ngân hàng vẫn ở mức cao và tăng 98,89% so với sáu tháng năm 2012. Nợ xấu trong thời gian này chủ yếu tập trung vào các khoản nợ trung và dài hạn, từ 2.016 triệu đồng tăng lên 23.177 triệu đồng trong khi đó nợ xấu ngắn hạn được giảm xuống một cách đáng kể giảm 80,25% so với sáu tháng 2012. So với sáu tháng 2012, nửa đầu năm nay nợ xấu đã tăng thêm 12.520 triệu đồng.
Nguyên nhân chính là do các khách hàng của Sacombank Vĩnh Long đa số là DN vừa và nhỏ trong giai đoạn này kinh doanh không hiệu quả, nhiều khách hàng trốn nợ, không trả nợ, một số khách hàng phá sản, không còn khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, các thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng phức tạp và kéo dài, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong năm 2012. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng cao cũng do sự ảnh hưởng của những năm trước đó, khi chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 được ban hành, lãi suất cho vay của ngân hàng được nâng lên cao, do vậy lợi nhuận của ngân hàng luôn ở mức cao, song song đó, nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hang trong thời gian này đã tồn tại. Đây cũng chính là tình hình chung của các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.