Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 54)

Long giai don 2010 đến tháng 6/2013

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay được xác định theo tháng, quý, hoặc theo năm.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thểngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Ta tiến hành xét bảng số liệu sau để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tại Sacombank CN Vĩnh Long trong thời gian hoạt động vừa qua:

Bảng 4.1: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 6.491.512 8.265.764 6.680.766 3.953.733 2.263.573 1.774.252 27,33 (1.584.998) (19,17) (1.690.160) (42,74) Trung hạn 914.605 1.030.676 1.769.634 518.989 850.303 116.071 12,69 738.958 71,69 331.314 63,83 Dài hạn 1.416.981 1.463.491 1.146.960 559.495 568.352 46.510 3,28 (316.531) (21,62) 8.857 1,58 Tổng 8.823.098 10.759.931 9.597.360 5.032.217 3.682.228 1.936.833 21,95 (1.162.571) (10,8) (1.349.989) (26,82)

Qua bảng 4.1 ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tăng giảm qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2011, cụ thểnhư sau:

Doanh số cho vay năm 2010 là 8.823.098 triệu đồng. Doanh số cho vay năm 2011 là 10.759.931 triệu đồng; tăng 1.936.833 triệu đồng tức là tăng 21,95% so với năm 2010. Doanh số cho vay năm 2012 là 9.957.360 triệu đồng; giảm 1.162.571 triệu đồng tức là giảm 10,8%.

Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay các chợ, tổ chức kinh tế, dân cư. Hoạt động cho vay của ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tuy không đáng kể so với các ngân hàng đã có một quá trình phát triển lâu dài như Vietcombank, ACB,.. Tính đến nay, ngân hàng Sacombank Vĩnh Long đã có những cải tiến tích cực cơ cấu chính sách tín dụng chung, nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, mạnh dạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức tín dụng cho vay khá phong phú, mở rộng nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tăng cường uy tín ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay trong năm 2011 có sự tăng trưởng cao hơn năm 2010 đạt 21,95%.

Tuy nhiên, đến năm 2012, ngân hàng đã chứng kiến sự sụt giảm trở lại của dư nợ cho vay ở mức 10,8% tương đương 1.162.571 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự bất ổn của thị trường tài chính, lãi suất bị siết chặt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, làm cho các DN đang gặp khó khăn ngày một khó khăn hơn, gây nguy cơ phá sản DN đã là áp lực nặng lên ngân hàng. Bên cạnh đó áp lực về lạm phát và nợ xấu tại ngân hàng cũng làm cho doanh số cho vay tại ngân hàng sụt giảm đáng kể.

Sáu tháng đầu năm 2013, nhìn chung doanh số cho vay giảm 26,82% so với sáu tháng đầu năm ngoái. Mức giảm tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, giảm 42,74% tương đương 1.690.160 triệu đồng. Ngược lại, doanh số cho vay tập trung vào trung và dài hạn thì tăng so với năm ngoái, cho vay trung hạn tăng 63,83%, dài hạn tăng nhẹ 1,58%. Tuy nhiên doanh số này vẫn ở mức thấp vì các doanh nghiệp đắn đo khi vay vốn trung và dài hạn vì vấn đề lãi suất thả nổi trong khi họ có nhu cầu về vốn ngắn hạn.

Do tình hình các doanh nghiệp đầu năm nay vẫn chưa thoát khỏi tình hình khó khăn, một số doanh nghiệp phá sản để lại phần nợ tại ngân hàng có nguy cơ mất vốn, một số thì thu gọn mô hình sản xuất kinh doanh nhưng không còn tài sản để tiếp tục vay để tiếp tục sản xuất kinh doanh, số còn lại thì đang trên đà hồi phục, thế nhưng những doanh nghiệp này vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn tại ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp có nhu cầu

vay vốn phát sinh tại ngân hàng sáu tháng đầu năm nay không nhiều, ngân hàng cho vay chủ yếu là dựa trên cá thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh nên tình hình doanh số cho vay tại ngân hàng sụt giảm một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 54)