Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 72)

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sựtăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Và Sacombank Vĩnh Long dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Trong giai đoạn 2010-2012 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Sacombank Vĩnh Long luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 0,2%; Tuy nhiên trong năm 2012, chất lượng tín dụng của Sacombank giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao lên mức 3,44% nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,42%.

Để tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn tại Sacombank CN Vĩnh Long ta cần xem xét bảng sau:

Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn ngân hàng Sacombank Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2012 6T2013

Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với 2010 Số tiền Tăng/giảm so với 2011 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với 6T2012 Dư nợ nhóm 2 945 298 (647) 168 (130) 1.513 625 (888) Dư nợ nhóm 3-5 2.057 1.650 (407) 25.523 23.873 12.660 25.180 12.520 Dư nợ quá hạn 3.002 1.948 (1.054) 25.691 23.743 14.173 25.805 11.632 Tổng dư nợ 936.957 898.339 (38.618) 746.306 (152.303) 828.159 794.012 (34.147) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,32 0,22 (0,1) 3,44 3,34 1,71 3,24 1,53 Tỷ lệ nợ có khảnăng thu hồi (%) 31,48 15,29 (16,19) 0,65 (14,64) 10,67 2,42 (8,25) Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,22 0,18 (0,04) 3,42 3,46 1,52 3,17 1,65

Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ duy trì ở mức 0.32%. Sang năm 2011, với sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có tiến triển tốt, giảm từ 0,32% còn 0,22%. Đạt được kết quả này, ngoài những tác động thuận lợi từmôi trường vĩ mô và chính sách tín dụng của ngân hàng còn do những nguyên nhân sau:

- Các khoản vay mới có chất lượng đáng kể, hiệu quả hoạt động của các đơn vịđi vay ngày càng tăng, môi trường kinh tế khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

- Nhờ vào khả năng cải tiến chất lượng hoạt động, tăng lợi nhuận kinh doanh qua các năm và chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên quỹ dự phòng rủi ro đã là một công cụ đắc lực trong việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng.

- Trong cho vay, ngân hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của NHNN.

- Tuy nhiên, năm 2012 là năm biến động khá mạnh trong hoạt động cho vay của ngân hàng tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng nhanh sau khi giảm một lượng đáng kểnăm trước đó. Mức tăng nợ quá hạn ở mức cao, cụ thể: năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,22%, tuy nhiên sang năm 2012 tỷ lệ quá hạn tăng lên gấp 15,6 lần, tương đương ở mức 3,44%. Tỷ lệ này là khá cao so với tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong điều kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ không có hiệu quả có nguy cơ phá sản, từ các khoản vay đó, ngân hàng có nguy cơ đẩy nợ quá hạn lên cao vì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, có một thực tế bất cập là khi một số doanh nghiệp đang trong quá trình khôi phục hiệu quả kinh doanh, có nhu cầu tín dụng đối với ngân hàng nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn mà NHNN đã có chỉ thị hỗ trợ doanh nghiệp, là vì các doanh nghiệp này đã sử dụng các tài sản thuế chấp để vay trước đó, nhưng những khoản tín dụng này chưa được trả lại cho ngân hàng, nên chính sách ngân hàng không thể giải ngân them cho khách hàng đã có nợ có khảnăng mất vốn này, điều này đã làm cho vòng lẫn vẫn giữa khách hàng có nhu cầu tín dụng, còn ngân hàng thì lại có nhu cầu cho vay nhưng không thể thực hiện được chức năng trung gian tài chính của mình, làm cho các khoản nợ ngày một tăng cao.

Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn cao, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng cũng tăng giảm liên tục, cụ thể: năm 2011 là năm tài chính mà ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu được kiềm chếở mức thấp, tỷ lệ

nợ xấu giảm từ 0,22% xuống còn 0,18%. Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng cao, và khó kiểm soát tăng ở mức cao 3,42%.

Tình hình tín dụng sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tồn tại những khoản nợ quá hạn luôn ở mức cao, đặc biệt nợ quá hạn tập trung vào các khoản nợ trung và dài hạn ở mức 25.805 triệu đồng, tăng 11.632 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Cùng với tình hình đó, tỷ lệ nợ xấu cũng luôn ở mức cao 3,17% trong khi tỷ lệ nợ xấu sáu tháng năm 2012 chỉ có 1,52%. Nhìn chung, tình hình sáu tháng đầu năm 2013, ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các khoản nợ quá hạn, tổng dư nợ giảm do doanh nghiệp vay mới không nhiều trong khi lãi suất cho vay giảm để tạo điều kiện cho vay cho các DN.

Nguyên nhân chủ yếu do Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng hay sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

Ngược lại, đối với người đi vay có năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều DN đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế, hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khảnăng trả nợ của DN không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy ra là đương nhiên.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan khi những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủđứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng. Hay những nguyên nhân bất khảkháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 72)