Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng ngoài rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 36)

Hoạt động kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất. Do đó việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro nhằm bảo vệ người gửi tiền, giúp ngân hàng bảo toàn vốn kinh doanh, tạo nền tảng vững mạnh cho ngân hàng trong hoạt động của mình.

Quy mô của quỹ dự phòng ngoài rủi ro được quyết định bởi mức rủi ro của các khoản nợ và khả năng quản lí rủi ro của Ban Giám Đốc ngân hàng. Theo thông lệ, đây là một khoản được tính trong chi phí hoạt động hằng năm của ngân hàng. Cơ sở để xác định là tỉ lệ phần trăm các khoản tín dụng bị mất (không thu hồi được) so với tổng các khoản cho vay của năm trước.

Tỷ lệ đó dung để trích cho năm hiện tại. Nếu cuối năm, số tiền cho vay bị mất nhỏ hơn đã trích thì phần không sử dụng tạo thành nguồn vốn của ngân hàng. Nếu khoản tín dụng lớn hơn phần đã trích dự phòng thì phần thiếu hụt sẽ được lấy từ nguồn vốn của ngân hàng. Giải pháp này nhằm đảm bảo nguyên tắc: ngân hàng phải chịu những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng không được phép lấy nguồn tiền gửi của khách hàng để bù đắp tổn thất. Điều này giúp tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa đồng thời ngân hàng phải thận trọng trong khi cấp tín dụng. Sau khi xác định khoản nợ là mất vốn ngân hàng tiến hành xóa nợ bằng cách đưa khoản nợ đó ra khỏi dư nợ cho vay đồng thời ghi giảm Quỹ dự phòng rủi ro.

Như vậy sẽ đưa dư nợ trở về tình trạng thực tế, tài sản và nguồn vốn của ngân hàng bị giảm xuống. Sauk hi loại bỏ các khoản mất vốn ra khỏi tài sản, ngân hàng phải tiếp tục theo dõi ở phần ngoại bảng. Nếu sau này thu hồi lại được khoản nợ đã mất thì phần thu này được tính là thu nhập bất thường của ngân hàng.

Theo luật các TCTD ở Việt Nam, TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động.

2.1.7.6 Biện pháp pháp lý

Biện pháp pháp lý thường được áp dụng sau cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng nhưng việc xử lý thu hồi nợ không có hiệu quả. Do vậy cần sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật như Tòa án, Thi hành án nhằm hỗ trợ ngân hàng tận thu hồi nợ vay.

2.1.7.7 Mt s bin pháp khác

Ngoài việc áp dụng các biện pháp nêu trên, các ngân hàng còn thực hiện các biện pháp xử lí nợ quá hạn trên cơ sở sựgiúp đỡ, hỗ trợ, tạo đều kiện của các Bộ, cơ quan, ban ngành,..

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Quốc Bình (2012), Trường Đại học Cần Thơ. “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài đã sử dụng số liệu sơ cấp và sử dụng mô hình hồi quy logistic nhị phân để phân tích đánh giá thực trạng RRTD của các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long đối với cho vay khách hàng cá nhân. Đề tài đã cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về RRTD cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra RRTD của các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long, từ đó có thể giúp người đọc hiểu được bản chất của RRTD. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp được những nguyên nhân thường dẫn đến RRTD và giải pháp phòng ngừa RRTD đối với cho vay khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài qua mô hình định tính và định lượng tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế xác suất xảy ra RRTD đối với các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long. Đề tài đã giúp tôi có được cái nhìn tổng quan về RRTD trên địa bàn Vĩnh Long nói chung để từ đó có thể nhìn rõ được những nhân tố ảnh hưởng cũng như RRTD tại Ngân hàng Sacombank CN Vĩnh Long nói riêng.

Nguyễn Bích Ngọc, 2012. “Ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Phúc”,Đại học Kinh tế. Đề tài đã áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, xác định những gì đạt được và những mặt tồn tại của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Phúc. Từ đó tìm ra những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và kéo dài tại ngân hàng, đề xuất một số giải pháp cụ thể để ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính tại Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguyễn Thị Ngọc Yến, 2013. “Nợ quá hạn và các biện pháp nâng cao xử lí nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2012”, Trường Đại học Cửu Long. Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ việc thu thập thông tin và số liệu từ Sacombank chi nhánh Vĩnh long để thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh thông qua các chỉ số tài chính. Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây

ra nợ quá hạn tại CN, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn tại CN. Từ đề tài trên, tôi hiểu rõ hơn về ngân hàng Sacombank Vĩnh Long về tình hình nợ quá hạn trong những năm qua, những điểm mạnh, điểm hạn chế cần khắc phục,.. để phục vụ cho công tác nghiên cứu trong đề tài của mình.

Dương Thành Nam, 2013. “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long”, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp từ việc thu thập tại ngân hàng Sacombank CN Vĩnh Long, và áp dụng phương pháp phân tích, so sánh tương đối, tuyệt đối, phương pháp tỷ số để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng bằng các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay và nợ xấu theo ba tiêu chí thời hạn cho vay, thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh thay vì chỉ hai tiêu chí thời hạn cho vay và ngành nghề kinh doanh. Qua đó tác giả đã thu được kết quả về tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank Vĩnh Long như sau: nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng nhờ vào uy tín, cách phục vụ chuyên nghiệp. Về công tác thu hồi nợ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, các khoản nợ được xử lí tích cực, tránh việc tồn đọng, qua đó cho thấy ngân hàng đã có công tác dự phòng tốt trong hoạt động cấp tín dụng. Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay tại ngân hàng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đang đóng góp nhiều vào quá trình thúc đẩy sự phát triển thị trường hàng hóa trên địa bàn.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thống kê kế toán và các thông tin thực tế liên quan đến tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Sacombank CN Vĩnh Long qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kì trước của chỉ tiêu kinh tế.

yy0  y1

Trong đó: y0 là trị số kì trước

y là phần chênh lệch tăng /giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của kì phân tích với số liệu kì trước nhằm tìm hiểu biến động của các chỉ tiêu phân tích, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.3.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là thương số giữa chênh lệch số liệu của kỳ phân tích và kỳ trước với trị số của kì trước của chỉ tiêu kinh tế.

0 0 1 % y y y y   Trong đó:

%y: là biểu hiện tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế

1

y : chỉ tiêu năm phân tích

0

y : chỉ tiêu năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp này sử dụng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong một thời gian nhất định nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của mỗi chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân biến động, đề ra biện pháp khắc phục.

2.3.2.3Phương pháp tỷ số

Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 36)