Nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 30)

a) Nguyên nhân khách quan: đó là những nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh hoặc khách hàng (bao gồm thể nhân và pháp nhân) đã gây ra tình trạng nợ quá hạn.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chẳng hạn như vay cho việc tiêu dùng hoặc sản xuất lại đem chơi hụi, cho vay để hưởng chênh

lệch lãi suất…; khi vỡ hụi hoặc vỡ nợ thì không có khả năng trả nợ. - Khách hàng bị ốm đau, gặp tai nạn, gia đình có thân nhân bị bệnh nặng, hay gặp thiên tai,..

- Các doanh nghiệp do không nắm bắt được cơ chế vận hành của kinh tế thị trường cộng với năng lực quản lý điều hành kém cỏi trong lĩnh vực chuyên môn, dẫn đến những sai sót hoặc đưa ra các phương án kém khả thi, làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị sa sút đưa đến việc thua lỗ, phá sản gây nợ quá hạn cho ngân hàng.

- Mục tiêu phát triển kinh tế được đề ra quá cao tạo sức ép đầu tư ồ ạt. Trong khi đó nền kinh tế lại thiếu vốn trầm trọng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Điều này dẫn đến một số tổ chức hoặc doanh nghiệp với số vốn khá khiêm tốn phải đi vay ngắn hạn để sử dụng vào những công trình đầu tư mang tính chất trung và dài hạn như: đầu tư vàocơ sở hạ tầng, tài sản cố định,..

- Ngoài ra, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp. Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, còn nhiều vấn đề bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với sự thay đổi chính sách kinh tế. Vì thế, có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ mà hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra liên tiếp cũng có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, có nhiều khách hàng có ý lừa đảo và thực tế trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo gây thiệt hại to lớn cho các ngân hàng như vụ án Tamexco, công ty cổ phần thực phẩm Phương Nam,..

b) Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía người đi vay

- Do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Nhiều doanh nghiệp sử dụng tiền vay ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay nên đã không trả được nợ đúng hạn, thậm chí do khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên dẫn đến nợ quá hạn.

- Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay có doanh nghiệp (DN) tỷ lệ vay lên đến 80 đến 90% tổng tài sản dẫn đến khi lãi suất cho vay biến động tăng ngoài dự kiến dẫn đến lợi nhuận kinh doanh không đủ trả lãi vay.

- Đầu tư ngoài ngành, kể cả những ngành không liên quan đến hoạt động chính dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất ngưng trệ dẫn đến phá sản.

- Phương án kinh doanh không khả thi. - Khả năng dự báo, lập kế hoạch kém. - Thiếu tính minh bạch.

- Quản trị rủi ro kém.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng. Một mặt, để có được khoản vay, khách hàng đã cố tình đưa những thông tin tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, còn những thông tin bất lợi thường được khách hàng che giấu hoặc cung cấp không đầy đủ, mặt khác, việc kiểm tra thông tin khách hàng vẫn chưa được cán bộ tín dụng (CBTD) thực hiện một cách nghiêm túc. Hiện nay phần lớn những thông tin mà CBTD thu thập được chủ yếu từ phía hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn cung cấp. Mà hầu hết các số liệu trên các giấy tờ này đều thiếu chính xác và không phản ảnh đầy đủ và kịp thời tình hình tài chính của khách hàng. Như vậy, thiếu thông tin về khách hàng, ngân hàng không thể nắm rõ được đích thực khách hàng của mình về năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ,..Do đó, ngân hàng có thể đưa ra những nhận định sai lầm về khách hàng vay vốn, dẫn đến rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi.

- Công tác thẩm định giá (TĐG) TSBĐ của cán bộ TĐG vừa phải đi khảo sát thực tế, vừa thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh, vừa ra kết quả đã dẫn đến cán bộ TĐG không còn đủ thời gian để kiểm tra đầy đủ các thông tin về TSBĐ như thông tin quy hoạch, môi trường xung quanh,.. Dẫn đến con số định giá có phần sai lệch. Bên cạnh đó, việc dự báo xu hướng giá của TSBĐ trong ba tháng, sáu tháng tiếp theo cũng không được tuân thủ chặt chẽ. Riêng đối với mục đích cho vay, việc định giá TSBĐ rất quan trọng nhưng việc dự báo giá của TSBĐ còn quan trọng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như từ đầu năm đến cuối năm 2007, không ít bất động sản có giá trị tăng từ hai đến bốn lần. Nếu khách hàng đi vay tại thời điểm cuối năm 2007, giá trị định giá sẽ rất cao, nhưng đến giữa năm 2008 thì tài sản đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn đảm bảo được dư nợ cho vay.

- Bất cập trong việc định giá lại TSBĐ theo định kỳ khi khoản vay đã được giải ngân. Tùy thuộc vào TSBĐ là động sản, bất động sản, hàng hóa mà định kỳ ba tháng, sáu tháng hoặc một năm, ĐVKD phải tiến hành định giá lại TSBĐ của các khoản vay nhằm xem xét giá trị của TSBĐ có còn bảo đảm được dư nợ hay không. Tuy nhiên, công tác định giá lại không được các ĐVKD thực hiện nghiêm túc, không đi khảo sát lại, đánh giá lại mà đa phần lấy lại giá trị đã được thẩm định trước đây làm kết quả tái thẩm định, dẫn đến việc quản trị rủi ro không được bảo đảm nếu giá trị TSBĐ có sự giảm sút về giá trị một cách đáng kể.

- Bất cập trong việc phân hạn mức cho vay đối với ĐVKD. Hiện nay, các ngân hàng đa phần đều phân hạn mức phê duyệt đối với các cấp ĐVKD của mình. Có ngân hàng thì trên 1 tỷ, có ngân hàng trên 2 tỷ, 3 tỷ mới phải trình lên hội sở, các trường hợp còn lại ĐVKD có thể tự định giá và tự phê duyệt cho vay. Hoạt động này có ưu điểm giảm thiểu áp lực hồ sơ ở tuyến trên nhưng lại xảy ra khá nhiều tiêu cực ở tuyến dưới khi các ĐVKD vừa đá bóng, vừa thổi còi. Thực tế cho thấy nhóm khách hàng có tỷ lệ nợ xấu thuộc sự phê duyệt của ĐVKD chiếm một tỷ trọng không nhỏ và khi trình những hồ sơ này lên tuyến trên để cơ cấu nợ thì công tác định giá lại đều cho thấy giá trị TSBĐ đều xấp xỉ thậm chí ít hơn cả dư nợ cho vay. Nếu việc giám sát các ĐVKD không chặt chẽ thì việc phân cấp, phân quyền phê duyệt hạn mức vay sẽ không phát huy tác dụng.

- Năng lực thanh tra, giám sát, năng lực điều hành và quản trị rủi ro chưa tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 30)