Ảnh hưởng của RRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 28)

a) Đối với nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành và cá nhân. Vì vậy, một khi ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro tín dụng cao thì khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng sẽ hoang mang, lo lắng dẫn đến việc các khách hàng kéo nhau đi rút tiền một cách ồ ạt làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, trường hợp xấu nhất sẽ đẩy ngân hàng vào con đường phá sản. Khi ngân hàng phá sản sẽ tạo ra hệ lụy đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình truệ, kém phát triển, thất nghiệp, xã hội mất ổn định,..

Tóm lại, nếu tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức trong tầm kiểm soát thì việc xử lí tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của các NHTM thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính ngân hàng mà cho cả những NHTM khác và các doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền, cuối cùng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và nguy cơ tiềm ẩn là khủng hoảng tài chính.

b) Đối với các ngân hàng

Khi gặp RRTD các NHTM không những thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi từ hoạt động cho vay, mà còn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, đều này làm các NHTM mất cân đối trong việc thu chi. Hay nói cách khác, các NHTM rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, người gửi tiền mát long tin, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của cả ngân hàng. Khi không thu được nợ, vòng vay vốn tín dụng của các NHTM sẽ giảm từ đó làm giảm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 28)