QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 40)

3.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Tên gọi tắt: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Tên giao dịch: Sacombank

Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM. Được thành lập thoe quyết định số 005/GP-UP ngày 03/01/1992 và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất bốn TCTD là: Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chính của Sacombank những ngày đầu mới thành lập tọa lạc số 94 – 96 – 98 Nguyễn Oan, Quận Gò Vấp. Đến ngày 19/06/1992 dời về 920 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. Ngày 03/05/2000, Sacombank khai trương Hội sở bề thế tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Và trong năm 2008, tòa nhà 266 Nam Kỳ Khởi Ngĩa vừa xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng làm Hội sở chính của Ngân hàng.

Những năm đầu mới thành lập, Sacombank chỉ có một Hội sở và ba CN, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đã tăng lên hơn 450 CN và Phòng giao dịch, phủ kín 48 tỉnh và thành phố trong cảnước.

Sacombank ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ là 3 tỷđồng đã trở thành Ngân hàng có số vốn điều lệlên đến trên 10.000 tỷ đồng, và có hệ thống mạng lưới rộng lớn nhất trong khối Ngân hàng thương mại.

Sacombank đã thành lập một Chi nhánh tại Lào (12/2008) và một CN tại Campuchia (06/2009), hoàn thành cơ bản chiến lược phát triển trong khu vực Đông Dương.

Trải qua hơn 20 năm phấn đấu phát triển, Sacombank đã đạt được không ít thành tựu, điều đó được chứng minh tông qua rất nhiều giải thưởng mà Sacombank đã đạt được. Nhưng có lẽ, đối với một doanh nghiệp, phần thưởng xứng đáng nhất cho những nổ lực là sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng dành cho và Sacombank đã làm được điều đó.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – Chi nhánh Vĩnh Long nhánh Vĩnh Long

Sacombank – CN Vĩnh Long được hình thành và đi vào hoạt động năm 2002 dưới sự quản lý của Sacombank - CN Cần Thơ, với chức năng chính là cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vĩnh Long, nên vào ngày 14/06/2006 Sacombank – CN Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp từ TCTD Vĩnh Long.

Trụ sở Sacombank – CN Vĩnh Long được đầu tư xây dựng khang trang với tổng diện tích sử dụng gần 4600 m2, gồm 1 tầng hầm, 1 trệt, và 7 lầu, tổng khinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng, tọa lạc tại trung tâm thương mại và khu tài chính ngân hàng thành phố Vĩnh Long.

Với hệ thống sản phẩm – dich vụphong phú và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp, Sacombank – CN Vĩnh Long đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch tài chính đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank – Chi nhánh Vĩnh Long

Sacombank CN Vĩnh Long đã hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm đối với mỗi cá nhân, mỗi phòng. Đồng thời giúp cho công tác quản lí rủi ro tín dụng được chặt chẽ hơn, chất lượng hơn.

Phòng kế toán & quỹ

Phòng kinh doanh Phòng kiểm soát rủi ro

Doanh nghiệp Cá nhân Kinh doanh tiền tệ Thanh toán quốc tế Hành chính Nhân sự Công nghệ thông Kế toán Ngân quỹ Xử lí giao dịch Quản lí rủi ro hoạt động Quản lí tín dụng PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

3.1.3.2 Mạng lưới hoạt động

a) Chi nhánh và Phòng Giao dịch

Saombank CN Vĩnh Long hoạt động từ ngày 14/6/2006, có trụ sở tại số 35B đường 3/2 phường 1, Thành phố Vĩnh Long. Đây là khu vực nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Long, là trung tâm kinh tế - Văn hóa – Chính trị, là nơi giao lưu buôn bán nhộn nhịp của thành phố. Mặt khác, đây còn là nơi tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Vì vậy, nhu cầu về vốn tín dụng của các doanh nghiệp tỉnh nhà ngày càng lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, kéo theo đó thu nhập của dân cư được cải thiện. Và đây cũng là cơ hội lớn cho các ngân hàng đang hoạt động kinh doanh tại Vĩnh Long nói chung và của Sacombank Vĩnh Long nói riêng để tăng cường hoạt động tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế thời hội nhập.

Trải qua quá trình 7 năm hoạt động cho đến nay ngân hàng đã hoàn toàn hòa nhập được hoạt động chung của các hệ thống ngân hàng trên địa bàn, Sacombank – CN Vĩnh Long ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình, lần lượt 4 phòng giao dịch được thành lập dưới sự quản lý của Sacombank – CN Vĩnh Long,đó là:

- Phòng giao dịch Nguyễn Huệ tọa lạc tại số 156 đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh Long.

- Phòng giao dịch Vũng Liêm thành lập 24/11/2011, tọa lạc tại số 03B- 04B, khóm 2, thị trấn Vũng Liêm.

- Phòng giao dịch Bình Minh tọa lạc tại số 838 Ngô Quyền, thị trấn Cái Vồn.

- Phòng giao dịch Trà Ôn thành lập 28/7/2010, tọa lạc tại số 15-16D đường Gia Long, khu 1, thị trấn Trà Ôn

Sắp tới ngân hàng đang có kế hoạch xây dựng mới một phòng giao dịch tại huyện Tam Bình để mở rộng phạm vi hoạt động, đưa nguồn vốn của ngân hàng đến khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

b) Mạng lưới ATM

Sacombank CN Vĩnh Long có tổng cộng 16 địa điểm đặt ATM trêm toàn địa bàn.

3.1.3 Nguồn vốn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Nguồn vốn Sacombank CN Vĩnh Long được hình thành từ hai nguồn chính: nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở. Trong những năm qua hoạt động huy động vốn đã đạt được những thành tích cao, nguồn vốn ngân hàng luôn tăng trưởng và dồi dào. Để hiểu hiểu rõ hơn về nguồn vốn ngân hàng ta xem xét bảng 3.1.

Nhìn chung, thời gian qua nguồn vốn của Sacombank luôn có tốc độ tăng trưởng rõ rệt. Tuy nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn không đáp ứng được tình hình kinh doanh tại ngân hàng nên nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở vẫn tiếp tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 nguồn vốn tăng 124.639 triệu đồng so với năm 2010,trong đó tăng nguồn vốn huy động lên 13,93% và nguồn vốn điều chuyển tăng 114,5%. Năm 2012 tiếp tục tăng lên mức 1.127.192 triệu đồng tương đương mức chênh lệch 12,29% so với năm 2011.

Tình hình nguồn vốn sáu tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực hơn, tỷ trọng nguồn vốn ngày càng được tăng cường một cách khá đều đặn, khi nguồn vốn huy động tăng 18,01% tương đương 1.112.633 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Đồng thời nguồn vốn huy động đã đáp ứng được hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nên phần vốn điều chuyển được đưa về mức 0. Qua đó có thể thấy được, tình hình kinh doanh tại ngân hàng là khá tốt, khi nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư đã được sử dụng vào việc kinh doanh của ngân hàng một cách hiệu quả.

Bảng 3.1: Nguồn vốn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nguồn vốn huy động 894.421 1.019.060 1.127.192 942.795 1.112.633 124.639 13,93 108.132 10,61 169.838 18,01

Nguồn vốn điều chuyển 49.315 105.794 136.007 0 0 56.479 114,5 30.213 61,26 0 0

Tổng 943.736 1.124.854 1.263.199 942.795 1.112.633 181.118 19,19 138.345 12,29 169.838 19,01

3.2 QUY TRÌNH QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG 3.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 3.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng

Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dựbáo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.

Phương pháp: để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro, đã đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồsơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồsơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề.

3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từđó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Phương pháp: sử dụng các mô hình đểđo lường rủi ro.

3.2.2.1 Mô hình định tính (mô hình chất lượng 6C)

- Character: tư cách người vay; - Capacity: năng lực của người vay; - Cash: thu nhập của người vay; - Collateral: đảm bảo tiền vay; - Condition: các điều kiện; và - Control: kiểm soát.

Theo mô hình này, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng phải xem xét một cách thấu đáo tất cả các yếu tố này để đảm bảo chắc chắn rằng tư cách người vay là hoàn toàn trung thực và có thiện chí trả nợ. Năng lực và thu nhập của người vay không chỉ là phần vốn tự có tham gia vào dự án và nguồn thu từ dự án vay vốn mang lại mà còn phải xem xét tổng thể tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đmả bảo tiền vay phỉa hợp pháp và có tính khả mại, có thể đủbù đắp rủi ro khi nguồn trả nợ thứ nhất bị suy giảm, các điều kiện kèm theo khi cho vay cũng như kiểm soát cũng cần phải được coi trọng.

3.2.2.2 Mô hình lượng hóa ri ro tín dng - Mô hình Z - Mô hình Z

Mô hình này do nhà kinh tế Altman xây dựng, dung để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. mô hình này dựa vào các chỉ tiêu như tỉ lệ vốn lưu độn/ tổng tài sản, tỉ lệ lãi chưa phân phối/tổng tài sản, tỉ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản, tỷ lệ giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị số sách của tổng nợ và tỷ lệ doanh thu /tổng tài sản để tính điểm và dựa trên số điểm đó để xác định mức độ rủi ro và quyết định có nên cho vay hay là không nên.

- Mô hình cho điểm tín dng tiêu dùng

Mô hình này áp dụng cho cá nhân, dựa vào hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập, thời gian công tác,.. để cho điểm, từđó hình thành khung chính sách tín dụng.

- Phương pháp IRB (Internal Ratings Based)

Phương pháp IRB hay còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Đây là phương pháp được áp dụng theo hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel II. Việc sử dụng IRB để ước tính tổn thất tính dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: xác suất không trả nợ của khách hàng (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD) và cuối cùng là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD). Từ đó ngân hàng sẽ ước tính được lượng tổn thất (EL) như sau: EL = PD x LGD x EAD.

3.2.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng

3.2.3.1 Kim soát ri ro tín dng

Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

Phương pháp: căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.

3.2.3.2 Đánh giá rủi ro tín dng

Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay mà ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi. Một số chỉtiêu dung đểđánh giá RRTD.

Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ---x 100% Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Dự phòng RRTD

Tỷ lệ TL DPRRTD = ---x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ phân bổ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ

Giá trị phân bổ dự phòng

Tỷ lệ phân bổ DP = --- x100% Tổng dư nợ

3.2.3.3 Tài tr ri ro tín dng

Khái niệm: tài trợ rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng.

Phương pháp: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sang bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp đểbù đắp:

- Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.

- Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dung vốn tư có làm nguồn dự phòng đểbù đắp.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro,..

3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.3.1 Đối với các khoản thu nhập

Thu nhập sủa Sacombank Vĩnh Long bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi có sự biến động mạnh. Cụ thể qua bảng 3.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Sacombank Vĩnh Long năm 2010 đến tháng 6/2013 đã thấy rõ sự tăng trưởng thu nhập qua các năm. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi năm 2012 lại giảm so với năm 2011, giảm 20.127 tương đương giảm 12,3%. Trong khi đó thu nhập ngoài lãi tăng một cách mạnh mẽ vào năm 2011, tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)