nhánh Vĩnh Long
a) Dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này nhìn chung tại Sacombank CN Vĩnh Long giảm đều qua các năm, cụ thể: năm 2010 cứ1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, sang năm 2011 chỉ tiêu giảm từ 104% xuống còn 88% tương đương mức giảm 16%, và tiếp tục giảm còn 66% ở năm 2012. Các con số này đã chứng minh rằng cứ 1 đồng vốn huy động được nhưng chỉ sử dụng vào mục đích cho vay lần lượt chỉcó 0,88 và 0,66 đồng trong năm 2011 và 2012.
Sáu tháng đầu năm 2013, tỷ lệdư nợ trên vốn huy động tại CN ở mức an toàn 71% và giảm 16% so với sáu tháng đầu năm 2012. Với 1 đồng vốn huy động được thì cho vay 0,71 đồng, hệ số này giữ cho ngân hàng tránh khỏi khả năng mất thanh khoản khi tỷ lệ này ở mức quá cao so với quy định của nhà nước.
Nguyên nhân của việc dư nợ trên vốn huy động tại ngân hàng giảm qua các năm là do tình hình nợ xấu tại ngân hàng có chuyển biến xấu đi, ngày một tăng và khó có khảnăng kiểm soát được nên ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay tại các doanh nghiệp đã có nợ tại CN, đối với các doanh nghiệp là khách hàng mới thì ngân hàng cũng siết chặt điều kiện vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra tại ngân hàng. Đồng thời khả năng hấp thụ nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn còn kém hiệu quả, hàng hóa tồn đọng,… nên việc ngân hàng hạn chế cho vay nhằm kéo giảm thiệt hại cho ngân hàng là hợp lý với tình hình hiện tại.
Bảng. 4.5: Dư nợ trên tổng vốn huy động tại Sacombank Vĩnh Long giai 2010 đến tháng 6/2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Tổng dư nợ Triệu đồng 936.957 898.339 746.306 828.159 794.012 (38.618) (152.033) (34.147)
Vốn huy động Triệu đồng 894.421 1.019.060 1.127.192 942.795 1.112.633 124.639 108.132 169.838
Dư nợ/vốn
huy động % 104 88 66 87 71 (16) (22) (16)
b) Hệ số thu nợ
Chỉtiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi được bao nhiêu đồng. Dựa vào bảng 4.2 cho thấy hệ số thu nợtăng qua ba năm. Điều này cũng phản ánh được công tác thu hồi nợ tại Sacombank Vĩnh Long được triển khai khá tốt, khả năng thu hồi đạt hiệu quả.
Cụ thể, hệ số thu nợ qua ba năm lần lượt là 97,52%, 100% và 101,58%. Năm 2011 hệ số thu nợ đạt hiệu quả cao nhất trong ba năm, với mức tăng 2,48% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1,58% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ của ngân hàng đạt ở mức cao 98,7% , tuy nhiên lại giảm nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2012 mức giảm 1,08%.
Tuy điều kiện thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có thể thấy được công tác thu hồi nợ của Ban lãnh đạo cùng các nhân viên tại CN có tiến triển, đã tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tại CN.
Bảng 4.6: Hệ số thu nợ tại Sacombank Vĩnh Long 2010 đến tháng 6/2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Doanh số thu nợ Triệu đồng 8.604.527 10.798.549 9.749.393 5.100.577 3.634.523 2.194.022 (1.049.156) (1.466.054) Doanh số cho vay Triệu đồng 8.823.098 10.759.931 9.597.360 5.032.217 3.682.228 1.936.833 (1.162.571) (1.349.989) Hệ số thu nợ % 97,52 100,00 101,58 101,35 98,70 2,48 1,58 (1,08)
c) Vòng quay vốn tín dụng
Qua bảng 4.3, ta có thể thấy được vòng quay vốn tín dụng tăng giảm không ổn định ở các năm, cụ thể: năm 2011 vòng quay vốn lại giảm 0,06 vòng so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ này lại tăng trở lại, nhưng với mức tăng không cao 0,09 vòng.
Đến sáu tháng năm 2013, vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm 1,19 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012. Do ảnh ảnh của vấn đề nợ quá hạn ở mức cao, nguốn vốn huy động tăng cao hơn so với tổng dư nợ cho vay, các doanh nghiệp vay mới không nhiều, nguồn vốn được cho vay tập trung chủ yếu vao các cá thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy vòng quay vốn tín dụng giảm qua các năm, nhưng luôn ở mức ổn định.
Bảng 4.7: Vòng quay vốn tín dụng tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long 2010 đến tháng 6/2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Doanh số thu nợ Triệu đồng 8.604.527 10.798.549 9.749.393 5.100.577 3.634.523 2.194.022 (1.049.156) (1.466.054) Dư nợ bình quân Triệu đồng 727.673* 917.648 822.323 863.249 770.159 189.975 (95.325) 40.926 Vòng quay vốn tín dụng vòng 11,82 11,76 11,85 5,90 4,71 (0,06) 0.09 (1,19)
(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank CN Vĩnh Long, 2010 đến tháng 6/2013)
Ghi chú:
d) Hệ số khảnăng mất vốn
Hệ số khảnăng mất vốn cho ta biết cứ100 đồng dư nợ cho vay thì sẽ có bao nhiêu đồng nợ có nguy cơ không thu hồi được. Qua bảng 4.4 ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng giảm thất thường, cụ thể: hệ số khảnăng mất vốn ở năm 2011 giảm 13% so với năm 2010 là 6%. Năm 2012, chỉ tiêu này lại tăng lên 51% tương đương mức chênh lệch 67% so với năm 2011. Dấu hiệu rủi ro tăng là đều ngân hàng khó tránh khi đứng trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Các khách hàng đã không còn đủ sức để trụ vững đã buộc phải đi đến con đường phá sản doanh nghiệp, điều này làm cho ngân hàng thất thoát nguồn vốn, rủi ro mất vốn là rất cao. Ngân hàng nên tập chung chú ý rà soát các đối tượng khách hàng cũng như phân loại khách hàng để đảm bảo nguồn vốn luôn được kiểm soát.
Đến sáu tháng đầu năm 2013, hệ số khảnăng mất vốn tăng mạnh 248%, tăng 226% so với sáu tháng đầu năm 2012. Điều này chứng tỏngân hàng đang đối mặt với tình hình nợ xấu tăng cao, có nguy cơ mất vốn, không có khảnăng thu hồi do các DN vay phá sản hoặc không có khảnăng trả nợ.
Bảng 4.8: Hệ số khả năng mất vốn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012
Nợ có khả năng
mất vốn Triệu đồng 500 1.206 4.236 1.895 19.151 (596) 5.391 17.256 Dư nợ bình quân Triệu đồng 727.673 917.648 822.323 863.249 770.159 189.975 (95.325) (93.090)
Hệ số khả năng
mất vốn % 0,06 0,13 0,51 0,22 2,48 (0,07) 0,38 2,26